10 điểm chính trong cuộc gặp song phương giữa Tập Cận Bình và Narendra Modi tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS
Theo thông tin từ phía chính phủ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý rằng, hai nước cần phải làm nhiều hơn để tránh các tranh chấp biên giới trong tương lai, khi hai nhà lãnh đạo tổ chức cuộc đàm phán song phương đầu tiên kể từ khi căng thẳng kéo dài tại Doklam kết thúc tuần trước. Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar nói rằng, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn một giờ tại Hạ Môn, Trung Quốc: “Một trong những điểm quan trọng nhất trong cuộc họp này là hòa bình và yên ổn ở khu vực biên giới là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển trong quan hệ song phương”. Thủ tướng Modi đã đăng trên tweeter cá nhân trước khi đến Myanmar rằng:“Chúng tôi đã có các cuộc thảo luận hiệu quả về quan hệ song phương”.
Dưới đây là 10 điểm chính trong câu chuyện này:
1. Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc kêu gọi thiết lập mối quan hệ với Ấn Độ theo “đúng hướng” và nói rằng, hai nước nên theo đuổi “mối quan hệ song phương lành mạnh và ổn định”.
2. Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nói với các phóng viên rằng, hai nhà lãnh đạo khẳng định lại sự thống nhất của họ vào tháng 6 tại Astana, Kazakhstan rằng: “Không cho phép sự khác biệt trở thành tranh chấp”. Họ cũng đồng ý rằng, Ấn Độ và Trung Quốc có mối quan hệ tốt đẹp phù hợp với lợi ích mỗi bên.
3. Ông Jaishankar cho biết: “Các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về hướng đi của mối quan hệ song phương”, ông mô tả cuộc họp là “nhìn về tương lai”. Ông cho biết, cả hai bên đã quyết định liên lạc chặt chẽ hơn giữa nhân viên quốc phòng và an ninh hai nước, để không lặp lại các sự cố gần đây, sự liên quan rõ ràng đến sự kiện ở Doklam.
4. Ông Tập Cận Bình nói với ông Modi rằng, Trung Quốc sẽ hợp tác với Ấn Độ để tìm hướng dẫn từ 5 nguyên tắc của Hiệp ước Panchsheel giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1954.
5. Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt không chính thức tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Đức vào tháng 7/2017, nhưng các cuộc đàm phán song phương gần đây nhất diễn ra vào tháng 6, khi họ gặp nhau tại Astana trong Hội nghị của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
6. Cuộc gặp này diễn ra giữa những sự khác biệt ngày càng gia tăng giữa hai quốc gia trong một số vấn đề bao gồm: Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan và sự phản đối của Trung Quốc đối với các nỗ lực của Ấn Độ để gia nhập Nhóm các Nhà cung cấp Hạt nhân (NSG).
7. Sau tháng đó, các lính Ấn Độ đã ngăn Trung Quốc xây dựng một con đường ở vùng Doklam, vùng đất xa xôi và không có người ở, do cả Trung Quốc và Bhutan tuyên bố lãnh thổ, từ đó dẫn đến một cuộc đối đầu gần biên giới Sikkim kéo dài hơn hai tháng.
8. Thứ Hai tuần trước, giới chức đã tuyên bố rằng, New Delhi và Bắc Kinh đã quyết định “rút lui” quân đội của mỗi bên trong khu vực Doklam.
9. Ấn Độ ghi nhận một điểm quan trọng vào hôm 5/9/2017 khi các quốc gia BRICS lần đầu tiên, nêu tên các nhóm có trụ sở tại Pakistan như Lashkar-e-Taiba, Jaish-e-Mohammed và mạng Haqqani trong một tuyên bố mạnh mẽ lên án khủng bố.
10. Sau Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, Thủ tướng Modi sẽ tới thăm Myanmar. Chuyến đi bao gồm chuyến viếng thăm thành phố lịch sử Bagan và Yangon. Ông Modi cũng sẽ gặp gỡ với cộng đồng Ấn Độ ở Myanmar.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ thắt chặt các biện pháp chống ô nhiễm không khí
Tin tức 03:00 01-12-2024
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
Tin tức 10:00 12-12-2024
Bất chấp sóng gió, quan chức Ấn Độ thăm Bangladesh
Tin tức 10:00 09-12-2024
Ấn Độ khẳng định cam kết về quan hệ chiến lược với Nga
Tin tức 09:00 12-12-2024