Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Ấn Độ - Việt Nam và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Ấn Độ - Việt Nam và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã ký Thỏa thuận Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam vào tháng 9/2016, thể hiện sự lòng tin mà hai nước dành cho nhau. Ở cấp độ chính trị, hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau để trở thành đại diện của những nước đang phát triển tại LHQ và WTO, đặc biệt trong bối cảnh hợp tác toàn cầu tại các nước đang phát triển phía nam bán cầu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải, năng lượng tái tạo, thúc đẩy các khía cạnh văn hóa và lịch sử của mối quan hệ.

03:50 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hai nước đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực, kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy chống tham nhũng, phát triển tri thức và đổi mới, trao quyền cho thanh niên và thúc đẩy giao lưu thể thao. 5 năm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này cũng đã mở ra những khung cảnh hợp tác mới trong các lĩnh vực như công nghệ mã hóa, đào tạo và bảo trì, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đồng thời phát triển quan hệ thương mại và đầu tư tốt hơn giữa hai bên.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XV Vương Đình Huệ tới Ấn Độ thể hiện việc Việt Nam coi Ấn Độ là đối tác quan trọng, trân trọng mối quan hệ hữu nghị với Ấn Độ, và nhu cầu hai nước chia sẻ chuyên môn, phát triển quan hệ văn hóa, thúc đẩy du lịch, hợp tác trong chuyển đổi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đồng thời cũng chia sẻ các kinh nghiệm điển hình trong việc phát triển và xác nhanh chóng nắm bắt các loại công nghệ mới.

Về quan hệ kinh tế, tuy thương mại đã tăng gấp nhiều lần từ năm 2010 nhưng đầu tư vẫn cần sự thúc đẩy của cả hai bên. Điều này có thể là do sự thiếu quan tâm giữa doanh nhân Ấn Độ và các doanh nhân Việt Nam cũng như nhận thức về thị trường của nhau còn nhiều thiếu sót. Một trong những mặt hàng mà Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam là sợi polyester cuộn, Ấn Độ đã nhập khẩu hơn 60.810 tấn sợi loại này các nước như Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam, trong đó, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất loại sợi này. Sự gia tăng nhập khẩu sợi polyester từ Việt Nam đã tăng gần 90% trong vài năm qua. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển thương mại đa dạng và khám phá các lĩnh vực thương mại mới.

Việt Nam đã rất thận trọng trong việc giải quyết các mối quan hệ với Trung Quốc mặc dù thực tế là hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông không mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam. Việt Nam đề xuất rằng, vấn đề Biển Đông cần được giải quyết bằng đối thoại và tham vấn giữa các nước có tranh chấp. Dưới thời Việt Nam làm chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam cũng đã đề xuất rằng, các nước giữ nguyên hiện trạng và cùng nhau hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Việt Nam và Ấn Độ đang kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, thể hiện qua quan hệ ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quan hệ Đối tác chiến lược và quốc phòng. Dự kiến, sau lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, các lộ trình hợp tác sâu rộng hơn sẽ được nêu bật vào tháng 1 năm 2022. Tầm nhìn của ASEAN đối với Ấn Độ Dương và Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương Thái Bình Dương (IPOI) được coi là có nhiều điểm chung trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và phát triển nhận thức về khu vực hàng hải. Ấn Độ luôn ủng hộ việc lấy ASEAN làm trung tâm và luôn ủng hộ các sáng kiến ​​do tổ chức khu vực này thực hiện.

Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ cũng đã vạch ra nhu cầu phát triển sự hiểu biết tốt hơn trong các lĩnh vực như hợp tác an ninh, khoa học và công nghệ và thúc đẩy kết nối. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XV Vương Đình Huệ được coi là nỗ lực tăng cường hợp tác giữa các cơ quan lập pháp của hai nước. Ngoài chuyến thăm của các đại biểu quốc hội, còn nhiều chuyến thăm của các đoàn cấp cao và nhiều hình thức trao đổi ý kiến trong bối cảnh cải cách lập pháp và tháo gỡ các nút thắt về cơ chế. Có những thách thức to lớn liên quan đến quản trị và chống tham nhũng. Hai nước đã chia sẻ các cách làm tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực như Quản trị điện tử, số hóa tài liệu, quan hệ đối tác công tư và mức độ dễ dàng tiếp cận các tiện ích công cộng.

Đối với Ấn Độ và Việt Nam, sức khỏe cộng đồng và giải quyết các đại dịch là lĩnh vực quan tâm chính. Hai nước cần làm việc cùng nhau để đánh giá hiệu quả của các loại vắc-xin và cũng phát triển vắc-xin cho trẻ em từ 5-12 tuổi. Ở Ấn Độ, COVAXIN đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba cho những loại vắc xin này. Việc lây nhiễm trong cộng đồng và tìm cách tăng khả năng miễn dịch đòi hỏi phải có nghiên cứu và phương pháp đổi mới nghiêm túc. Hoạt động do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ khởi xướng về đối ngoại đã mang lại mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, giữa chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thể hiện mức độ gắn kết khác nhau giữa hai quốc gia. Ấn Độ, với việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và sự tham gia tích cực vào các vấn đề của Đông Nam Á, đặc biệt ủng hộ sáng kiến ​​của Việt Nam liên quan đến giải quyết các vấn đề gây tranh cãi như Biển Đông và các đập của Trung Quốc trên sông Mê Công.

Vào năm 2020 dưới thời Việt Nam làm chủ tịch ASEAN, nhận thấy đã có sự vận động quốc tế về vấn đề mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông và được các nước như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Úc ủng hộ, và quốc tế đã lên án các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là phân giới khu vực cấm bay và lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng. Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng, các cơ quan quốc tế nên phối hợp với các tổ chức khu vực để giải quyết các vấn đề như an ninh hàng hải. Đây được coi là một biện pháp hợp lý để các quốc gia tham gia vào việc thúc đẩy phát triển, an ninh, thịnh vượng và ổn định trong khu vực và tự do hàng hải, hàng không, và thương mại. Việt Nam tha thiết tuyên bố rằng, tất cả các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ tuyên bố về quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ mở ra một loạt các cuộc đối thoại và thảo luận kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tại thời điểm này, cần thận trọng thừa nhận một thực tế rằng, mối quan hệ đã trải qua vô số áp lực địa chính trị và thậm chí cả Chiến tranh Lạnh. Với thực tế là hai nước đang có nền kinh tế đang phát triển ở Nam và Đông Nam Á, lãnh đạo hai nước có thể tiến hành thiết lập mạng lưới các thành phố kết nghĩa, các dự án thành phố thông minh, các sáng kiến ​​nghiên cứu chung, chương trình trao đổi sinh viên, quan hệ đối tác tri thức, các ý tưởng đổi mới, công nghệ lưu trữ, vật liệu tổng hợp, sáng kiến ​​không gian và phát triển hệ thống mạng an toàn. Đối với lĩnh vực quốc phòng, sự hợp tác sẽ đa dạng hóa trong các lĩnh vực như thông tin liên lạc vô tuyến công nghệ cao, tác chiến điện tử, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm, hệ thống dưới nước, đào tạo và nâng cao năng lực, thành lập các tổ hợp công nghiệp quốc phòng mới, và hướng tới tương lai mới.

Hợp tác giữa các cơ quan lập pháp của Việt Nam và Ấn Độ là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ. Hai nước cũng là thành viên của các diễn đàn nghị viện đa phương. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác nghị viện và chia sẻ các kinh nghiệm hay giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp ở cả cấp độ song phương và đa phương. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được chú ý vì đã nhận được lời mời đồng thời từ Chủ tịch Hạ viện (Lok Sabha) và Chủ tịch Thượng viện (Rajya Sabha) cũng là Phó Tổng thống Ấn Độ. Đặc biệt, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước đang tích cực chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhấn mạnh việc các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là một bước tiến quan trọng và khởi đầu mới cho quan hệ hai nước trong bối cảnh “bình thường mới”, chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước, và đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội là một nhà chính trị có nhiều kinh nghiệm và đã có nhiều cải cách về chức năng, thủ tục trong Quốc hội Việt Nam. Ông đã chủ trì thành công kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV với nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và Quốc hội. Với quyết tâm đổi mới, nhanh nhậy, tích cực và chuẩn bị chu đáo, từ sớm, từ xa, Quốc hội đã thống nhất cao về nội dung, thời gian, chương trình cũng như cách thức tổ chức. Đồng chí đã phát huy tính linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các kỳ họp Quốc hội. Một số đề xuất đổi mới phương thức tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến đã được Quốc hội Việt Nam thông qua. Đây cũng là vấn đề chưa từng có, thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Không khí làm việc của Quốc hội vẫn sôi nổi dù ảnh hưởng của đại dịch vẫn còn bao trùm. Dưới thời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến ​​tâm huyết, trí tuệ vào các nội dung của chương trình kỳ họp. Chủ tịch đã truyền tinh thần trách nhiệm và cam kết đối với sự nghiệp quốc gia.

Đã có nhiều chuyến đi của nhiều nguyên thủ quốc gia Việt Nam - Ấn Độ, nhưng chuyến đi lần này có thể sẽ tạo ra tiếng vang, mở ra kỷ nguyên hợp tác vì sự phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định và xây dựng luật pháp trong khu vực cũng như trên thế giới.

Tác giả: TS Pankaj Jha

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.cescube.com/vp-five-years-of-india-vietnam-comprehensive-strategic-partnership-and-the-visit-of-the-chairman-of-the-national-assembly-of-vietnam

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục