Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ - 10 năm sau vụ tấn công Mumbai

Ấn Độ - 10 năm sau vụ tấn công Mumbai

Ấn Độ ngày 26/11/2018 đánh dấu 10 năm vụ tấn công khủng bố Mumbai với các nghi lễ tưởng niệm tại các địa điểm trên khắp thành phố, nơi đã trở thành chiến trường đẫm máu trong làn sóng bạo lực giết chết hàng trăm người, và giáng một đòn quan trọng vào mối quan hệ với nước láng giềng Pakistan.

04:35 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các cuộc tấn công phối hợp trên thành phố gần 20 triệu dân, tập trung nhắm vào các khách sạn sang trọng, nhà ga xe lửa chính, một nhà hàng nổi tiếng với khách du lịch và một trung tâm Do Thái.

“Sự kiện 26-11”

Được trang bị súng trường tấn công AK-47 và lựu đạn cầm tay, 10 chiến binh Hồi giáo mở loạt tấn công kéo dài 3 ngày nhằm vào thủ phủ trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ, giết chết 166 người và khiến hàng trăm người khác bị thương. Vụ tấn công bắt đầu vào ngày 26/11/2018 và kéo dài đến ngày 28/11/2018. 10 năm sau, Mỹ đã cung cấp phần thưởng 5 triệu USD cho việc bắt giữ những kẻ tấn công còn lại và kêu gọi Islamabad hợp tác với cuộc săn lùng các nhà hoạch định cuộc tấn công. Tuy nhiên, mọi việc xem ra vẫn là một thách thức lớn trong quan hệ Mỹ - Pakistan khi Islamabad vẫn không hành động.

Tại một buổi lễ long trọng, cảnh sát Mumbai tưởng nhớ các sĩ quan bị giết trong chiến dịch chống lại nhóm phiến quân Lashkar-e-Taiba (LeT). Người thân của các nạn nhân và các quan chức địa phương đặt vòng hoa và rải hồng tại đài tưởng niệm. “Cả quốc gia luôn nhớ đến lực lượng cảnh sát và lực lượng an ninh dũng cảm đã chiến đấu chống khủng bố trong cuộc tấn công Mumbai”, Thủ tướng Narendra Modi, đã tuyên bố các cuộc tấn công là “quá khủng khiếp”, cho biết. Trên các kênh tin tức trên khắp thế giới, loạt vụ tấn công đẫm máu - được biết đến rộng rãi là “sự kiện 26/11” - được so sánh với nỗi đau của người Mỹ vào ngày 11/9/2001.

Đền thờ Taj Mahal và khách sạn Tower Hotel tổ chức buổi lễ riêng để tưởng nhớ 31 người đã chết ở đó. Trong hơn 60 giờ, 4 kẻ tấn công bắn chết khách và nhân viên khách sạn, nổ thuốc nổ và phóng hỏa thiêu rụi các khu vực của tòa nhà - bao gồm mái vòm nổi tiếng của nó. Những hình ảnh về lực lượng vũ trang Ấn Độ chiến đấu với những tay súng có vũ trang, và những vị khách cố gắng thoát khỏi cửa sổ qua những sợi dây ga trải giường được chiếu trên khắp thế giới trên truyền hình trực tiếp.

Lực lượng an ninh Ấn Độ chỉ chiếm lại quyền kiểm soát khách sạn vào sáng 29-11. Hơn 30 người cũng đã chết tại khách sạn Oberoi và Trident trong một cuộc vây hãm kéo dài 42 giờ liên quan đến vụ nổ súng và bắt làm con tin. 6 con tin - bao gồm một giáo sĩ Do Thái và vợ đang mang thai - đã bị giết tại Nariman House, một trung tâm văn hóa và tôn giáo của người Do Thái.

Công lý nào cho những kẻ tấn công?

Những phiến quân thuộc nhóm Lashkar-e-Taiba (LeT) có trụ sở tại Pakistan, đứng sau vụ tấn công kinh hoàng này. Và kẻ chủ mưu đằng sau được cho là giáo sĩ Hafiz Muhammad Saeed, người thành lập nhóm trên. Giáo sĩ này cũng là người chịu trách nhiệm gây quỹ cho Jamaat-ud-Dawa (JuD), hội chuyên cứu trợ những phần tử nằm trong danh sách khủng bố của Mỹ.

Tuy nhiên, hồi năm 2017, Muhammad Saeed đã được thả tự do sau khi tòa án cấp cao Lahore từ chối yêu cầu gia hạn quản chế của chính quyền tỉnh Punjab.  Mỹ và Ấn Độ đã phản đối gay gắt quyết định này của phía Pakistan. Thông cáo của New Delhi cho biết nước này rất tức giận và cáo buộc Pakistan đang cố lôi kéo khủng bố. Các chính trị gia và quan chức Ấn Độ thường xuyên lên án Pakistan vì đã không hành động chống lại Hafez Saeed, vốn bị Liên hợp quốc liệt vào danh sách khủng bố. Trong khi đó, Pakistan nói rằng, bằng chứng do Ấn Độ cung cấp chống Saeed là quá mơ hồ.

Mỹ trong thông cáo của mình cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc và yêu cầu Pakistan tái giam giữ và khởi tố Saeed vì những tội ác mà y đã gây ra. 6 người Mỹ bị giết chết trong loạt tấn công ở Mumbai và Washington đã treo thưởng 10 triệu USD để bắt giữ đối tượng này. Tuy nhiên, giáo sĩ Saeed vẫn công khai sinh sống tại Pakistan trong nhiều năm qua. “Đây là một mối đe dọa đối với các gia đình của các nạn nhân, sau 10 năm, những người lên kế hoạch tấn công Mumbai vẫn chưa bị kết tội”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố hôm 26/11/2018. Vị thủ lĩnh ngoại giao của Mỹ cũng đã kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là Pakistan, duy trì các nghĩa vụ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại những kẻ khủng bố trong vụ tấn công này, bao gồm LeT và các nhánh của chúng.

Nguồn: http://www.cadn.com.vn/news/91_198765_an-do-10-nam-sau-vu-tan-cong-mumbai.aspx

Nguồn:

Cùng chuyên mục