Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ, Australia kêu gọi COC ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực

Ấn Độ, Australia kêu gọi COC ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực

New Delhi: Ngày 11 tháng 3 (ANI): Ấn Độ và Australia kêu gọi Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông hiệu quả, thực chất và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

03:00 11-03-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Australia Anthony Albanese nhắc lại tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm ứng phó với những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, bao gồm những thách thức ở Biển Đông.

Những nhận xét này được đưa ra sau khi ông Albanese có chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ, ông đã hội kiến Thủ tướng Modi, Tổng thống Droupadi Murmu và Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar vào thứ Sáu.

Theo tuyên bố chung cho biết, “hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thể thực hiện các quyền và tự do ở tất cả các vùng biển và đại dương phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, bao gồm tự do hàng hải và hàng không.”

Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng, và các nước nên tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp ảnh hưởng đến tranh hòa bình và ổn định".

Thủ tướng Modi và người đồng cấp Australia cũng nhắc lại cam kết tăng cường hợp tác thông qua Quad.

Thủ tướng Australia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ để thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực và thiết thực của Bộ tứ, bao gồm việc chào đón Thủ tướng Modi tới Australia dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ năm 2023.

Cả hai Thủ tướng đều mong muốn tiếp tục hợp tác với các đối tác Quad ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, để thúc đẩy tầm nhìn chung  về một khu vực tự do, cởi mở, bao trùm và kiên cường, đồng thời thực hiện các cam kết từ Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Quad năm 2022.

"Hai Thủ tướng hoan nghênh tiến bộ về Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF), nhằm tìm cách tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực để giải quyết các cơ hội và thách thức mới và đang nổi lên ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả chuỗi cung ứng và quá trình chuyển đổi năng lượng sạch."

Họ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Quad nhằm triển khai sáng kiến Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về Nhận thức về lĩnh vực hàng hải (IPMDA), sáng kiến này sẽ giúp nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải và hỗ trợ các đối tác khu vực đối phó với các thách thức như đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng như ứng phó với khí hậu và thiên tai".

Thủ tướng Modi và Thủ tướng Albanese tái khẳng định cam kết đối với vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt, bao gồm hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).

Họ ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ giữa Ấn Độ và Australia trong khuôn khổ Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) nhằm quản lý tốt hơn lĩnh vực hàng hải chung bằng cách tăng cường hợp tác bảo tồn hệ sinh thái biển, giảm tác động của ô nhiễm biển, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên biển và giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Về vấn đề này, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ theo các cơ chế đa phương như ISA, Liên minh Cơ sở hạ tầng ứng phó với thiên tai (CDRI), EAS và Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA).

 

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục