Ấn Độ bắt đầu chương trình vệ tinh quân sự
Theo nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, để đáp ứng nhu cầu về hàng không vũ trụ quân sự, Ấn Độ có kế hoạch phóng một vệ tinh quân sự tự chế với trọng lượng 550 kg được gắn trên tên lửa đẩy tự chế tạo nặng nhất Geosynchronous Satellite Launch Vehicle Mark III (GSLV Mk III) trong vòng hai tuần tới.
Tên lửa GSLV Mk III, được phóng đi hồi đầu tháng 6/2017, có khả năng mang theo loại vệ tinh nặng 4 tấn, điều này khiến một số nhà phân tích nói đây là điều kiện tiên quyết cho một vũ khí chống vệ tinh.
Một nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ, cơ quan đã phát triển loại tên lửa này, cho biết: “Khả năng phóng tên lửa nặng với trọng tải nặng hơn là điều kiện tiên quyết để chế tạo vũ khí chống vệ tinh trong không gian”.
Giới chức Ấn Độ khẳng định rằng, chương trình không gian của họ được sử dụng vì mục đích hòa bình, và do đó không có chương trình chống vệ tinh hoặc ASAT. Tuy nhiên, các nguồn tin trong Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng nói rằng, một chương trình như vậy thực sự có tồn tại.
Về sự liên quan của tên lửa GSLV Mk III với chương trình ASAT, ông Ajey Lele, thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và phân tích, không tin rằng, tên lửa GSLV Mk III có liên quan đến chương trình vũ khí ASAT. “Thực tế, các vệ tinh nặng (hơn 2 tấn) thường là các vệ tinh truyền thông, và chúng nằm trong quỹ đạo địa tĩnh. Khái niệm về ASAT cho vệ tinh trong quỹ đạo đó là bất khả thi với trình độ chuyên môn công nghệ hiện tại ở bất kỳ nước nào trên thế giới”.
Tuy nhiên, ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, thành viên cao cấp của Quỹ Nghiên cứu quan sát, lại không đồng ý. “Nếu bạn nhắm vào các vệ tinh ở quỹ đạo thấp, tên lửa vận chuyển vệ tinh địa cực (PSLV) sẽ đủ để phóng vệ tinh ASAT “sát thủ”, nhưng nếu bạn hướng đến việc phá hủy các vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh, chẳng hạn như các vệ tinh truyền thông thì loại tên lửa GSLV Mk III sẽ có ích”.
Tuy nhiên, theo ông Pillai, Ấn Độ không có bất kỳ chương trình ASAT nào.
Vệ tinh quân sự
Vệ tinh quân sự sẽ được phóng lên trong tháng này là một phần của loạt máy bay vệ tinh Cartosat-2C ra mắt vào năm ngoái (2016).
Aditi Malhotra, nhà phân tích chiến lược độc lập, cho biết: “Vệ tinh Cartosat có khả năng cung cấp cho lực lượng quốc phòng những hình ảnh và hình ảnh thực tế theo khu vực dựa trên sự quan tâm của quân đội (AOI) và giúp theo dõi tình hình dọc theo biên giới đất liền của Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Nó có thể giúp theo dõi những thay đổi nhân tạo dọc theo biên giới trên đất liền và trên biển”.
Rahul Bhonsle, nhà phân tích quốc phòng và cựu binh quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, nói rằng: “Vệ tinh Cartosat có thể chụp những bức ảnh toàn cảnh với độ phân giải lên đến 1 mét, và có diện tích 9,5 km. Trên thực tế, độ phân giải đó đã được tăng lên 0.60 m trong dòng Cartosat 'C' . Như vậy, ở trong series tiếp theo (series '2C') có thể sẽ cung cấp hình ảnh sắc nét hơn”.
Hình ảnh từ Cartosat sẽ được sử dụng cho ba dịch vụ nhằm xác định các doanh trại khủng bố trên tuyến kiểm soát biên giới ở vùng Kashmir do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát.
Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ đã yêu cầu các vệ tinh chuyên dụng hơn cho mục đích quân sự, bởi vì lực lượng vũ trang đang hướng đến kiểu tác chiến mạng, nơi có các trang thiết bị của các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển được giám sát thông qua công nghệ vũ trụ và máy bay giám sát tiên tiến. Cho đến nay, chỉ có Hải quân Ấn Độ có vệ tinh chuyên dụng.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://www.defensenews.com/articles/india-kick-starts-military-satellite-programs
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024