Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ dẫn đầu bảng xếp hạng các thị trường mới nổi

Ấn Độ dẫn đầu bảng xếp hạng các thị trường mới nổi

Tính tới tháng 1/2022, Ấn Độ đứng đầu bảng thị trường mới nổi trong tháng thứ ba liên tiếp, hoạt động kinh tế của Ấn Độ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ bất chấp biến thể Omicron khiến giới chức triển khai một số hạn chế tại một số vùng trong khoảng hai tuần, theo xếp hạng của Tập đoàn truyền thông tài chính Mint của Ấn Độ. Indonesia đang đứng thứ hai với khoảng cách khá xa so với Ấn Độ do đồng tiền của Indosnesia đang suy yếu.

06:42 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Công cụ theo dõi các thị trường mới nổi của Mint, ra mắt vào tháng 9 năm 2019, xếp hạng các thị trường dựa trên bảy chỉ số có tần suất áp dụng cao tại 10 thị trường mới nổi chủ yếu. Bảng xếp hạng này được cập nhật vào khoảng tuần thứ ba hàng tháng, dựa trên tổng hợp tất cả số liệu thu thập được tính tới thời điểm xếp hạng.

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất và cuộc khủng hoảng tại Ukraina đã tạo gánh nặng lên hoạt động của các nước như Trung Quốc và Nga, trong khi các nước khác phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và lạm phát cao.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hoạt động kém trong tháng 1 do các vấn đề về quản lý bất động sản và các hạn chế do chiến lược “không Covid” trước Thế vận hội mùa đông, kéo theo đà giảm hoạt động kinh tế và thị trường chứng khoán.

Tại Ấn Độ, sự lây lan của Omicron từ đầu tháng 12/2021 đã đe dọa làm trật đường ray con tàu phục hồi kinh tế, nhưng làn sóng Covid thứ ba lại nhẹ hơn và ngắn hơn đợt trước, gây ra thiệt hại không đáng kể cho Ấn Độ. Tỷ lệ tiêm phòng cao và khả năng miễn dịch cộng đồng bền vững đã giúp hạn chế tỷ lệ nhập viện mặc dù Omicron là một biến thể dễ lây hơn.

Chỉ số nhà quản lý mua sắm (PMI) trong tháng 1/2022 đã giảm xuống 54,0 từ mức 55,5 của tháng trước (12/2021), nhưng vẫn ở mức phát triển mạnh. PMI của các dịch vụ đã giảm xuống 51,5 từ mức 55,5, nhưng cũng nằm trong vùng phát triển mạnh. Chỉ số PMI được coi là ở trong vùng phát triển mạnh nếu đạt mức trên 50.

Nhu cầu đối với hàng hóa của Ấn Độ vẫn mạnh, xuất khẩu tăng 26% so với một năm trước. Nhưng Nga, Indonesia và Brazil thể hiện tốt hơn ở chỉ số xuất khẩu. Ấn Độ đã bù đắp cho sự mất điểm thông qua đồng rupee mạnh và sự tham gia tiếp tục của các nhà đầu tư tổ chức trong nước, giữ cho thị trường chứng khoán tiếp tục khó dự đoán. Mặc dù triển vọng tăng lãi suất của Cục dữ trữ Liên bang (Fed) của Mỹ ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường mới nổi, vốn hóa thị trường chứng khoán của Ấn Độ vẫn tăng 4,7% so với tháng trước, khiến các quốc gia khác bị tụt lại phía sau, bất chấp những lo ngại về định giá cao. Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tiếp tục bán phá giá cổ phiếu của Ấn Độ vào tháng 1/2022.

Lạm phát bán lẻ đã không vượt quá giới hạn chịu đựng trên 6% của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ  (RBI)bởi một biên độ lớn, tạo điều kiện cho hội đồng thiết lập tỷ giá thích ứng ngay cả khi các thị trường mới nổi khác phải vất vả chống chọi lại tình hình giá cả tăng. Lạm phát nhẹ do hiệu ứng cơ sở dẫn đến cho đến nay đã mang lại cho Ấn Độ lợi thế cạnh tranh so với Nga và Brazil, và một số nước khác đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất. Trong khi lạm phát khó có thể tăng lên mức khó chịu trong vài tháng tới, RBI sắp bình thường hóa chính sách.

Các nhà phân tích cho biết, đà tăng này có thể sớm đảo ngược, do tác động lan tỏa từ giá dầu thô tăng cao. Giá dầu thô Brent hiện đang dao động trên 90 USD/thùng so với khoảng 70 USD/thùng vào cuối năm 2021. Ấn Độ, là nước nhập khẩu ròng dầu thô, có thể thấy tác động lên lạm phát, đồng rupee và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nga, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, có thể đạt được lợi thế trên thị trường dầu thô bất chấp căng thẳng ở Đông Âu. Indonesia cũng có thể tăng lợi nhuận gián tiếp thông qua giá dầu ăn cao hơn.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraina cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thị trường mới nổi, bao gồm cả Ấn Độ, trong những ngày tới. Để tránh rủi ro đó, nền kinh tế Ấn Độ đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong năm tài chính này sau những thiệt hại do đại dịch gây ra, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP có thể sẽ giảm với hiệu ứng cơ bản thấp đang mờ dần.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.livemint.com/economy/india-tops-emerging-markets-table-for-3rd-month-in-january-11645384487617.html

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục