Ấn Độ, Israel, Mỹ có thể hợp tác ba bên về công nghệ quốc phòng
Trong một bài viết, Tổ chức tư vấn Gateway House có trụ sở tại Mumbai cho biết, Với việc công nghệ trở thành một trong những động lực chính của các mối quan hệ quốc tế đương đại, định nghĩa chính trị, an ninh và kinh tế; Ấn Độ, Israel và Mỹ có thể hợp tác ba bên tập trung vào công nghệ quốc phòng.
Bài báo của Sameer Patil, Nghiên cứu viên Chương trình An ninh Quốc tế tại Gateway House cho biết: “Sự hợp tác tiềm năng như vậy sẽ tận dụng mối quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh song phương mạnh mẽ hiện có giữa ba nước. Nó cũng hứa hẹn mang lại lợi thế công nghệ cho quân đội các nước, phát triển khả năng tương tác và mang lại cơ hội xuất khẩu".
Ông Patil cho biết, những thách thức đối với ba quốc gia vốn có quan hệ hợp tác song phương đáng kể bao gồm quan hệ quân sự của Ấn Độ với Nga, thay vì có quan hệ với Mỹ và quan hệ quốc phòng của Israel với Trung Quốc.
Bài báo có tiêu đề “Đưa Ấn Độ vào hợp tác công nghệ quốc phòng Mỹ-Israel”, lập luận rằng, công nghệ đang hình thành các liên minh tiềm năng mới nổi với việc Thủ tướng Anh Boris Johnson đề xuất “D-10” tức là liên minh 10 nền dân chủ để tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế 5G và các công nghệ mới nổi khác hoặc “T-12” do hai cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất để nhóm lại các “nền dân chủ công nghệ” hoặc những nước có lĩnh vực công nghệ hàng đầu, là những nền kinh tế tiên tiến với cam kết hướng tới dân chủ tự do.
Đối với Mỹ, Israel đã là một “đồng minh quân sự chính ở Tây Á”. Đây là một “đối tác công nghệ tiên tiến” trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh mạng, năng lượng tái tạo và an ninh lương thực. Các công ty quốc phòng của Israel như Israel Aerospace Industries (IAI) đã có mối quan hệ sâu rộng với các công ty quốc phòng Mỹ, bao gồm cả Boeing và Lockheed Martin. Bài báo cho biết: “Các công ty lớn ở Thung lũng Silicon như IBM, Intel và Google đã tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp của Tel Aviv trong nhiều năm.
Trong trường hợp của Ấn Độ, New Delhi đã nổi lên như một đối tác chính của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bên cạnh việc cung cấp một thị trường rộng lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Việc ký kết “Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng” năm 2005, được nâng cấp vào năm 2015, đưa tầm quan hệ thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện” vào năm 2020, tất cả đều góp phần vào sự phát triển trong quan hệ quốc phòng Ấn - Mỹ.
Đối với Israel, viện trợ quân sự và nước ngoài đáng kể của Mỹ đã giúp nước này đạt được “lợi thế quân sự về chất lượng so với các nước láng giềng Ả Rập về mặt số lượng”.
“Với tư cách là đồng minh chính ngoài NATO (MNNA) của Mỹ, Israel nhận được những lợi ích quân sự cụ thể như công nghệ quốc phòng tiên tiến trên cơ sở ưu tiên và chia sẻ thông tin tình báo. Mức độ tin cậy lẫn nhau cao giữa hai quốc gia cũng thể hiện rõ ràng với việc Israel là quốc gia duy nhất được phép tiếp cận công nghệ và thiết bị quân sự của Mỹ như máy bay chiến đấu F-35".
Trong trường hợp của Ấn Độ, New Delhi đã là khách hàng mua hệ thống vũ khí lớn nhất của Israel. “Việc chung tay với Ấn Độ trong việc mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng song phương bao gồm cả Mỹ, sẽ không chỉ củng cố khả năng tiếp cận thị trường Ấn Độ, mà còn mang lại cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới nổi ở châu Á và châu Phi — các điểm đến xuất khẩu quốc phòng truyền thống của Ấn Độ”.
Đối với Ấn Độ, Israel đã là một đối tác quốc phòng lớn với doanh số bán vũ khí hàng năm đạt trung bình 1 tỷ USD, "trụ cột của mối quan hệ song phương". Các hệ thống phòng thủ tên lửa và radar của Israel cùng với máy bay không người lái và thiết bị điện tử hàng không "đã tăng cường khả năng giám sát của quân đội Ấn Độ và khả năng hoạt động". Israel cũng đã "liên kết" với sáng kiến "Sản xuất tại Ấn Độ".
Cùng với Mỹ, Ấn Độ đã giành được vị thế độc nhất là 'Đối tác quốc phòng lớn' vào năm 2016, mở ra khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Tiếp theo sau là việc Ấn Độ có được trạng thái Ủy quyền Thương mại Chiến lược-1 vào năm 2018, cho phép tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao lưỡng dụng. Bài báo viết: “Thương mại quốc phòng và hợp tác phát triển công nghệ và hợp tác sản xuất là hai khía cạnh quan trọng nhất của mối quan hệ này”.
Mặt khác, bài báo cảnh báo rằng, Israel và Mỹ “đã đạt được giai đoạn nghiên cứu và hợp tác tiên tiến cho nhiều công nghệ , trong khi Ấn Độ vẫn đang thảo luận về tác động của một số công nghệ như AI và điện toán lượng tử, đồng thời mở rộng khả năng công nghệ. Các thủ tục mua sắm quốc phòng kéo dài của Ấn Độ có thể làm giảm nhiệt huyết của các công ty khởi nghiệp”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.livemint.com/news/india/india-israel-us-can-carve-out-trilateral-cooperation-on-defence-technology-11618753859087.html
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024