Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ không tách rời khỏi thế giới và sẽ phải đối mặt với một số suy thoái

Ấn Độ không tách rời khỏi thế giới và sẽ phải đối mặt với một số suy thoái

Phát biểu trước Đại hội Kế toán thế giới, ông Deepak Parekh nói rằng: "Ấn Độ không tách rời khỏi thế giới và Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với một số suy thoái. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rằng, Ấn Độ sẽ vẫn nằm trong số các nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới".

02:00 22-11-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chủ tịch HDFC Ltd Deepak Parekh cho biết, mặc dù vẫn nằm trong số các nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất, nhưng Ấn Độ sẽ phải đối mặt với một số suy giảm do không tách rời khỏi thế giới.

Ông tin rằng, Ấn Độ có thể phát triển từ nền kinh tế trị giá 3,4 nghìn tỷ USD lên nền kinh tế 7,5 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

Phát biểu trước Đại hội Kế toán thế giới, ông Deepak Parekh nói rằng: "Ấn Độ không bị tách rời khỏi thế giới và Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với một số suy thoái. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rằng, Ấn Độ sẽ vẫn nằm trong số các nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới".

Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nỗi lo suy thoái kinh tế khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang thắt chặt chính sách tiền tệ để chế ngự lạm phát cao.

Tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong năm 2022 có thể thấp hơn 7% một chút, nhưng đó không phải là lý do để thất vọng, ông Parekh nói thêm rằng, “điều quan trọng cần lưu ý là khả năng phục hồi vốn có của nền kinh tế Ấn Độ hiện nay.”

Ông cho biết trong bối cảnh toàn cầu trở nên bất định, Ấn Độ hiện là một trong số rất ít quốc gia gặp nhiều thuận lợi hơn là bất lợi.

“Ấn Độ là một ngoại lệ rõ ràng chống lại sự tăng trưởng toàn cầu đang bị đình trệ".

Theo một báo cáo nghiên cứu gần đây, đến năm 2031, thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng từ 2.300 USD hiện tại lên 5.200 USD, tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng từ 55% lên 64% và thị trường chứng khoán trong nước có thể lớn thứ ba thế giới. Với mức vốn hóa thị trường là 10 nghìn tỷ USD.

Ông cho biết thêm, số hộ gia đình có mức thu nhập 3500 USD mỗi năm sẽ tăng gấp 5 lần từ 5 triệu hộ hiện nay lên con số 25 triệu vào năm 2031.

Phát biểu về việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu, ông Parekh cho biết, đối với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, ổn định giá cả là rất quan trọng, và do đó sẽ có một loạt các đợt tăng lãi suất.

“Điều này có nghĩa là lạm phát cao kéo dài cùng với việc hầu hết các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh khi họ nỗ lực thắt chặt nguồn cung tiền và khôi phục sự ổn định giá cả”.

Parekh cho biết câu hỏi hóc búa đối với các ngân hàng trung ương là xác định sự cân bằng tốt giữa việc tăng lãi suất trước hạn để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo rằng những hành động đó không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

"Nếu các ngân hàng trung ương ngừng tăng lãi suất quá sớm, họ đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao hơn nữa. Nếu họ tăng lãi suất quá mức, điều đó có thể cản trở tăng trưởng kinh tế", các ngân hàng trung ương có một vai trò khó khăn phía trước khi họ cố gắng tránh một cú hạ cánh cứng.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục