Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ kiên quyết bảo vệ an ninh lương thực

Ấn Độ kiên quyết bảo vệ an ninh lương thực

Tại cuộc họp sắp tới của Tổ chức Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ấn Độ sẽ không đồng ý với những hạn chế nghiêm trọng về quyền trợ giá cho nông dân thông qua chương trình Giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) để thu mua ngũ cốc từ người dân nhằm đảm bảo mục đích an ninh lương thực.

03:26 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị Bộ trưởng WTO dự kiến sẽ diễn ra tại Buenos Aires, Argentina vào tháng tới.

Một quan chức nói rằng: “Đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ người nông dân có thu nhập thấp và nghèo tài nguyên là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ [tại cuộc họp WTO] và chúng tôi sẽ nỗ lực tối đa để bảo vệ lợi ích của chính mình”. Hiện tại, một cơ chế tạm thời được gọi là “điều khoản hòa bình” đã được áp dụng, các thành viên WTO đã đồng ý không thách thức các nước đang phát triển trong Cơ chế Giải quyết tranh chấp của WTO nếu các nước này vi phạm giới hạn hỗ trợ trong nước cụ thể cho sản phẩm (tức là 10% giá trị sản xuất).

Điều khoản hòa bình

Các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Ấn Độ, có thể áp dụng “điều khoản hòa bình”, cho đến khi một giải pháp vĩnh viễn cho tất cả các thành viên được đưa ra vì mục đích an ninh lương thực. Các nguồn tin chính thức cho biết, Ấn Độ sẽ chiến đấu để đảm bảo  ít nhất “Điều khoản Hòa bình” là giải pháp vĩnh viễn, và sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện “nghiêm trọng hoặc nặng nề nào”. Tuy nhiên,  “Điều khoản Hòa bình” rất khó được viện dẫn trong hiện tại, vì trước khi sử dụng, các nước liên quan sẽ phải thừa nhận “vi phạm” hoặc “sắp sửa vi phạm” mức trần được hưởng để hỗ trợ cho sản phẩm trong nước.

Khó khăn để vận dụng

Ngoài ra, “Điều khoản hòa bình” chỉ có thể áp dụng cho các chương trình hàng tồn kho đã tồn tại vào thời điểm tháng 12 năm 2013 tại Hội nghị Bộ trưởng ở Bali, chứ không áp dụng cho các kế hoạch dự trữ mới vì mục đích an ninh lương thực.

Theo GS Abhijit Das, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu WTO, Viện Ngoại thương Ấn Độ, cho rằng, triển vọng một thỏa thuận về một giải pháp lâu dài là không lạc quan do ba rào cản. “Trước tiên, Mỹ đã không tham gia tích cực vào vấn đề này cho đến gần đây, và nếu Mỹ không gật đầu, sẽ khó có thể đưa ra quyết định”.

"Thứ hai, Liên minh Châu Âu đã cố gắng liên kết giải pháp lâu dài với các kết quả bao gồm các nguyên tắc nghiêm ngặt về hỗ trợ trong nước của các nước đang phát triển".

Cuối cùng, hầu hết các thành viên WTO đều cho rằng, cần có cam kết cấm xuất khẩu từ các kho dự trữ công, vì cho rằng xuất khẩu như vậy sẽ làm méo mó thương mại.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: ​http://www.thehindu.com/business/wto-india-resolute-on-food-security/article20628543.ece

 

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục