Ấn Độ là quốc gia đầu tiên đóng góp cho Quỹ Thuế Liên hợp quốc
Ấn Độ đã đóng góp 100 nghìn USD cho một quỹ của Liên hợp quốc để giúp các nước đang phát triển tham gia tích cực vào cuộc thảo luận về vấn đề thuế, và trở thành quốc gia đầu tiên đóng góp cho quỹ này.
Văn phòng Tài chính về kinh tế phát triển Liên hợp quốc công bố rằng, Quỹ Uỷ thác Hợp tác quốc tế về thuế của Liên hợp quốc (Quỹ Thuế Liên hợp quốc) đã nhận được khoản đóng góp tự nguyện tài chính đầu tiên từ Ấn Độ.
Mục đích của Quỹ Ủy thác thuế Liên hợp quốc là để hỗ trợ công việc của Ủy ban Chuyên gia hợp tác quốc tế về thuế (Ủy ban Thuế Liên hợp quốc).
Những đóng góp tự nguyện của quỹ đã được Liên hợp quốc và Ủy ban kêu gọi kể từ khi thành lập vào năm 2006.
Văn phòng Liên Hợp Quốc cho biết, lời kêu gọi đóng góp cũng được nhấn mạnh trong Chương trình Hành động của Addis Ababa được thông qua tại Hội nghị quốc tế lần thứ ba về Tài chính cho phát triển vào năm 2015.
Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi này với đóng góp ban đầu là 100 nghìn USD dành cho việc đảm bảo hỗ trợ nhiều hơn cho sự tham gia của các nước đang phát triển vào các cuộc họp của Uỷ ban Thuế Liên hợp quốc hiện đang không có quỹ.
Trao tờ séc cho Văn phòng Tài chính cho Phát triển, Ấn Độ bày tỏ hy vọng rằng, các nước khác cũng sẽ đóng góp tương tự cho Quỹ Uỷ thác thuế Liên hiệp quốc để thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào các vấn đề về thuế.
Liên hợp quốc hy vọng rằng, nhiều nước đang phát triển sẽ tranh thủ được cách làm tốt nhất của các cơ quan khác, đảm bảo các chuẩn mực và quy tắc về hợp tác thuế toàn cầu sẽ hiệu quả hơn cho tất cả các nước và tất cả các bên liên quan.
Ủy ban Thuế Liên hợp quốc, cơ quan trực thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc (ESOSOC), đã đưa ra các hướng dẫn về các vấn đề hiện tại như các hiệp ước về đánh thuế hai lần, thuế chuyển lợi nhuận (chuyển lợi nhuận) của ngành công nghiệp khai khoáng và thuế đối với các dịch vụ.
Ủy ban cũng tạo ra khuôn khổ cho các cuộc đối thoại nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác về thuế giữa các cơ quan thuế các quốc gia, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về xây dựng năng lực và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
Chương trình Nghị sự Addis đưa ra khuôn khổ toàn cầu để đảm bảo việc huy động có hiệu quả các nguồn lực ở cấp độ quốc gia và quốc tế cho sự phát triển bền vững.
Thực hiện Chương trình Nghị sự Addis nhằm hỗ trợ thực hiện Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và là một phần của Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đây là chương trình nghị mang tính lịch sử và cách mạng được các quốc gia nhất trí thông qua vào năm 2015.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024