Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ - người chơi chủ chốt - trong cuộc đua không gian toàn cầu

Ấn Độ - người chơi chủ chốt - trong cuộc đua không gian toàn cầu

Truyền thông thế giới nhận xét rằng, Ấn Độ đã nổi lên như là một “người chơi chủ chốt” trong thị trường thương mại toàn cầu về giám sát không gian và thông tin liên lạc đang tăng trưởng sau khi nước này thực hiện thành công vụ phóng đưa 104 vệ tinh chỉ bằng một tên lửa duy nhất.

03:37 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thứ Tư, ngày 15/2/2017, tên lửa đẩy Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV) C37 đã phóng thành công vệ tinh dự báo thời tiết Cartosat-2 Series  và 103 vệ tinh nano, trong đó bao gồm 96 của Mỹ vào quỹ đạo từ trung tâm vũ trụ Sriharikota.

Tờ The Washington Post nói rằng, vụ phóng tên lửa này là “một sự thành công khác của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, khiến Ấn Độ nhanh chóng nổi tiếng thế giới với các vụ phóng hiệu quả và chi phí thấp”, một điều cần lưu ý là Ấn Độ đã phóng hàng tá vệ tinh lên vũ trụ, trong đó bao gồm 20 chiếc trong một lần phóng vào năm ngoái.

Tờ The Washington Post cho biết, bằng cách đưa lên không gian 104 vệ tinh trong vài phút, gần gấp ba lần kỷ lục trước đó, đã biến Ấn Độ trở thành “người chơi chủ chốt” trên thị trường thương mại về giám sát không gian và thông tin liên lạc.

Tờ báo này lưu ý rằng: “Vụ phóng này mang nguy cơ cao vì các các vệ tinh được nhả ra trong thời gian vài giây từ một tên lửa duy nhất bay với tốc độ 17 ngàn dặm/giờ, điều này có thể khiến các vệ tinh va chạm với nhau trong khoảng không nếu việc nhả vệ tinh sai quỹ đạo”.

Hãng CNN bình luận rằng: “Hãy quên cuộc chiến giữa Mỹ và Nga đi. Cuộc chạy đua thật sự đang diễn ra ở châu Á”.

Tờ London’s Times tường thuật rằng, với thành công của ngày hôm nay, Ấn Độ đã tăng cường tham vọng gia nhập các quốc gia vũ trụ hàng đầu.

Tờ báo Anh này chỉ ra rằng, rất nhiều các nhiệm vụ mang tính bước ngoặt của Ấn Độ có chi phí thấp hơn nhiều so với Nga, châu Âu và Mỹ. Chương trình Sứ mệnh Sao Hỏa của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ  Ấn Độ (ISRO) tiêu tốn 73 triệu USD, so với mức 671 triệu USD của chương trình Maven của NASA.

Tờ The Guardian của Anh nhận xét rằng, vụ phóng kỷ lục này sẽ giúp Ấn Độ củng cố vị trí như là một đối thủ nguy hiểm trên thị trường vũ trụ tư nhân đang bùng nổ.

Tờ báo này cũng chỉ ra rằng: “Ấn Độ, quốc gia đã trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới tự phóng bằng tên lửa của chính mình vào năm 1980, từ lâu đã ưu tiên nghiên cứu về chương trình không gian. Chính phủ Ấn Độ đã tăng ngân sách cho chương trình không gian trong năm này và cũng thông báo có kế hoạch sứ mệnh sao Kim”.

Hãng BBC trích lời những người quan sát cho rằng, thành công này là “dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang nổi lên như là một người chơi chính trên thị trường không gian trị giá nhiều tỷ USD này. Sự thành công của vụ phóng tên lửa chỉ là phần nhỏ của chương trình không gian đầy tham vọng của Ấn Độ, từ đó đạt được danh tiếng như là một đối tác cung cấp dịch vụ đáng tin cậy với chi phí thấp trong những đối tác quốc tế hiện có”.

Các đài truyền hình Anh cho biết, trong hai thập kỷ đã qua, Ấn Độ đã trở thành người chơi chính trên thị trường thương mại không gian đầy hấp dẫn với chi phí thấp.

Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc ghi nhận sự thành công của Ấn Độ trên lĩnh vực không gian. Hãng thông tấn Xinhua tường thuật rằng: “Ấn Độ lập nên lịch sự bằng vụ phóng thành công 104 vệ tinh trong một sứ mệnh không gian duy nhất, phá vỡ kỷ lục phóng 37 vệ tinh của Nga trước đó vào năm 2014”.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/india/india-a-key-player-in-global-space-race-says-international-media-after-isros-record-104-satellite-launch/articleshow/57169498.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục