Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nặng nhất Gsat-11
Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày 4/12/2018, vệ tinh nặng nhất Ấn Độ Gsat-11 với trọng lượng 5854 kg đã được phóng thành công từ phi thuyền vũ trụ châu Âu ở Guiana, Pháp. Tên lửa Ariane-5 của Arianespace mang vệ tinh Gsat-11 và vệ tinh địa lý của Hàn Quốc đã cất cánh lúc 2h07 sáng.
Vệ tinh thông tin liên lạc này sẽ giúp tăng tốc độ internet trong nước, được dự kiến sẽ sớm ra mắt vào đầu năm 2018, nhưng vì nghi ngờ có trục trặc trong hệ thống, nên Cơ quan Vũ trụ Ấn Độ đã thu hồi từ Guiana, Pháp để kiểm tra các dị thường có thể xảy ra. Vào tháng 4/2018, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho rằng, cần phải thu hồi vệ tinh này như một biện pháp phòng ngừa, đặc biệt sau thất bại của sứ mệnh Gsat-6A trong cùng thời gian. Vệ tinh Gsat-6A mất kiểm soát và tín hiệu ngay sau khi được phóng vào ngày 29/3/2018.
Gsat-11 là vệ tinh thông lượng cao mang 40 bộ thu trong dải tần Ku và băng tần Ka và có khả năng "cung cấp kết nối băng thông cao" với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 14 gigabit/giây (GBPS). Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh này là hơn 15 năm.
Ông K Sivan, Chủ tịch ISRO, gần đây đã nói rằng, “sự ra mắt của bốn vệ tinh thông lượng cao sẽ cung cấp kết nối băng rộng trên 100 gigabit/giây vào năm tới”. Trong đó, hai vệ tinh Gsat-19 và Gsat-11 đã được phóng lên quỹ đạo. Gsat-11 đã được phóng vào ngày 5/12/2018 và Gsat-20 đã được lên kế hoạch vào năm 2019. Ông Sivan cho biết, “Tất cả các vệ tinh này sẽ cung cấp kết nối internet tốc độ cao trong nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, và giúp thu hẹp khoảng cách số”.
Gsat-11 là một vệ tinh thông tin liên lạc thông lượng cao nhằm cung cấp vùng phủ sóng đa điểm trên đất liền của Ấn Độ và các đảo phụ cận. Vệ tinh này đặc biệt vì nó sử dụng nhiều chùm tia tại chỗ (một loại đặc biệt của transponder hoạt động trên một tần số cao) sẽ làm tăng tốc độ internet và tốc độ kết nối. Một chùm tia tại chỗ là một tín hiệu vệ tinh được tập trung năng lượng để chỉ bao phủ một khu vực địa lý giới hạn trên trái đất. Các chùm tia càng hẹp có sức mạnh càng lớn. Vệ tinh sẽ sử dụng "chùm" (tín hiệu) nhiều lần để bao phủ toàn bộ Ấn Độ. Ngược lại, một vệ tinh truyền thống như vệ tinh INSAT chỉ sử dụng một chùm đơn rộng, không mạnh, để che phủ các vùng địa lý rộng.
Vệ tinh này cũng sẽ cung cấp một nền tảng để cho các ứng dụng thế hệ mới. Mỗi tấm pin mặt trời trên vệ tinh hạng nặng này dài hơn 4 mét, tương đương với kích thước của một chiếc xe hơi sedan cỡ lớn.
Vệ tinh Gsat-1 ban đầu sẽ được đặt trong quỹ đạo chuyển giao không đồng bộ và sau đó sẽ được nâng lên quỹ đạo địa tĩnh bằng động cơ Apogee lỏng gắn trên vệ tinh. Ngoài Gsat-11, tàu vũ trụ Ariane-5 cũng đã phóng kèm vệ tinh Geo-Kompsat-2A cho Viện Nghiên cứu vũ trụ Hàn Quốc.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/boost-to-net-speed-indias-heaviest-satellite-gsat-11-launched-from-french-guiana/articleshow/66945535.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024