Ấn Độ sắm vũ khí chiến lược Nga, Mỹ-EU hẫng hụt
Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ tăng cường hợp tác vũ khí là câu trả lời khá rõ với vũ khí phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 21/5/2018 đã có cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ đồng hồ tại dinh thự Bocharov Ruchei (Sochi).
Đánh giá cao hợp tác quân sự 2 nước, Tổng thống Putin nói: “Bộ Quốc phòng của chúng ta (Nga-Ấn Độ) đã xây dựng được mối quan hệ hết sức thân thiết và sự hợp tác tuyệt vời. Điều đó chứng tỏ quan hệ hợp tác của chúng ta đã đạt tầm rất cao về chiến lược”.
Theo báo chí Ấn Độ, các quan chức nước này tham gia cuộc họp đã tiết lộ rằng, 2 nước đã bước vào vòng đàm phán cuối về thương vụ Ấn Độ mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trị giá gần 6 tỷ USD.
Giới quan sát cho rằng, việc Ấn Độ hướng tới tăng số lượng các hợp đồng mua vũ khí quốc phòng của Nga cũng cho thấy xu hướng rõ ràng của New Delhi trong việc chọn lựa vũ khí chiến lược của mình.
Trong lĩnh vực quốc phòng, một vấn đề đáng quan tâm của New Delhi là làm sao cân bằng lợi ích của các cường quốc để duy trì quan hệ. Ấn Độ là một đồng minh của phương Tây và là bạn hàng quân sự của Nga. Vũ khí quân sự của Nga có chất lượng, Moscow cũng là một đồng minh lâu năm.
Chuyến thăm Nga lần này tạo điều kiện cho New Delhi triển khai những ý tưởng mới để vừa có thể hoàn tất các hợp đồng vốn có vừa tăng mua các loại vũ khí mới của Nga.
Ông Laxman Kumar Behera thuộc Viện Phân tích và Nghiên cứu quốc phòng New Delhi liệt kê: tàu ngầm hạt nhân INS Chakra, tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình BrahMos, các máy bay tiêm kích MiG và Su, các máy bay vận tải Il thế hệ khác nhau, xe tăng T-76 và T-78, tàu sân bay Vikramaditya... là những loại vũ khí mà Ấn Độ đang sở hữu.
Việc lựa chọn Nga là nguồn cấp vũ khí chính cũng được thể hiện rõ nét nhất trong việc Ấn Độ xem xét dừng "hợp đồng thế kỷ” mua máy bay tiêm kích Rafale của Pháp, thay vào đó họ lựa chọn loại máy bay tiêm kích của Nga Su-30MKI.
Theo các chuyên gia Nga, quyết định mua máy bay tiêm kích của Pháp của Ấn Độ không chỉ đơn giản là các máy bay tiêm kích mà họ muốn Pháp chuyển giao công nghệ sản xuất mới theo từng khâu - phần cơ khí, phần thiết bị của loại máy bay này.
Tuy nhiên, phía Pháp chỉ đồng ý bán các máy bay còn phần công nghệ sản xuất họ từ chối.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng đã lựa chọn hệ thống phòng thủ S-400 của Nga và đang thực hiện nốt các khâu thanh toán cho hợp đồng này.
Rahul Badi - một nhà phân tích thuộc tập đoàn Jane's Information - tin rằng, Ấn Độ lựa chọn S-400 là bởi hiệu năng vượt trội so với Patriot, đồng thời nhằm cân bằng ảnh hưởng của Mỹ.
Theo ông Mukesh Aghi, Chủ tịch Diễn đàn Đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ (USISPF), cũng cần ghi nhận xu thế Ấn Độ đang xem xét các loại vũ khí của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã ban hành một chính sách mới ở Nam Á, coi Ấn Độ là bàn đạp, từ đó gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á.
Dựa vào chính sách này, các tập đoàn vũ khí của Mỹ cũng hy vọng giành lấy thị trường Ấn Độ. Tập đoàn Lockheed Martin đã hứa sẽ chuyển dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 sang Ấn Độ nhằm đạt được các đơn hàng từ nước này.
Sau đó, Mỹ cũng đã trình Nghị viện nới lỏng các điều kiện cho Ấn Độ mua vũ khí Mỹ tuy nhiên, chuyến thăm Nga lần này và nội dung chương trình nghị sự đã gián tiếp là câu trả lời của Ấn Độ với Washington.
Nguồn: https://baomoi.com/an-do-sam-vu-khi-chien-luoc-nga-my-eu-hang-hut/c/26150224.epi?utm_source=iapp&utm_campaign=share
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024