Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

“Ấn Độ - Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á - Thái Bình Dương” phản ánh sự trỗi dậy của Ấn Độ

“Ấn Độ - Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á - Thái Bình Dương” phản ánh sự trỗi dậy của Ấn Độ

Ngày 5/11/2017, Chính quyền Trump đã bảo vệ việc sử dụng cụm từ "Ấn Độ -Thái Bình Dương" thay vì "Châu Á - Thái Bình Dương", điều này cho thấy tầm quan trọng của sự trỗi dậy của Ấn Độ, quốc gia mà Hoa Kỳ có mối quan hệ mạnh mẽ và ngày càng gia tăng.

03:55 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một quan chức cao cấp của Nhà Trắng nói với các phóng viên tại Tokyo rằng, Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Nhật Bản - khởi đầu chuyến công du marathon ở châu Á - đã nói rằng: “Chúng tôi có mối quan hệ mạnh mẽ và đang phát triển với Ấn Độ, và chúng tôi bàn về “Ấn Độ - Thái Bình Dương” một phần bởi vì cụm từ đó nắm bắt được tầm quan trọng của sự trỗi dậy của Ấn Độ”.

Trong chuyến công du kéo dài hơn 12 ngày, ông Trump cũng sẽ tới Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Trong khi trả lời các câu hỏi liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” ngày càng nhiều của Chính quyền Trump, về vấn đề tự do thương mại, mở cửa trong khu vực, cũng như cách Trung Quốc nhìn nhận vấn đề này, vị quan chức cao cấp Nhà Trắng cho biết: “Thuật ngữ Ấn Độ - Thái Bình Dương minh chứng được tầm quan trọng về tự do hàng hải, khiến cho an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ được duy trì”.

Hơn nữa chiến lược này “chắc chắn” không phải nhằm kìm hãm Trung Quốc. Vị quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết: “Kìm hãm Trung Quốc, đương nhiên là không.”

Khẳng định Hoa Kỳ là một cường quốc khu vực  Ấn Độ - Thái Bình Dương, quan chức này nói rằng, an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc vào việc nước này duy trì sự tiếp cận tự do thương mại trong khu vực này, bởi vì Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương.

Quan chức này cho biết: “Chúng tôi muốn tái khẳng định cam kết của nước Mỹ đối với việc duy trì sự ổn định trong khu vực, đảm bảo tự do hàng hải, suy nghĩ đến thị trường và thị trường tự do, thực sự thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực”.

Đối với câu hỏi về các cuộc đối thoại chiến lược giữa Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ, quan chức này nói rằng, đây không phải là vấn đề kìm hãm Trung Quốc.

"Về vấn đề hợp tác giữa các nước đồng minh và các nước đối tác, Hoa Kỳ luôn đàm phán rất chặt chẽ, từ cấp lãnh đạo đến các đồng minh thân cận Úc và Nhật Bản”.

Cả hai Mỹ và Úc lẫn Nhật Bản đều không có quan hệ đồng minh an ninh với Ấn Độ, theo quan chức này nói thêm rằng: “Ấn Độ rõ ràng là một đối tác an ninh ngày càng quan trọng. Nên đương nhiên các nước này thật sự phải như thế, về mặt khái niệm mà nói, các nước này tạo nên cánh phía Tây của khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương, còn Mỹ tạo ra cạnh phía Đông của khu vực này”.

Quan chức này chỉ ra rằng, khu vực này bao gồm một nửa dân số thế giới, chiếm hơn 1/3 nền kinh tế thế giới. Cuối cùng, khu vực này sẽ sớm chiếm một nửa nền kinh tế thế giới. Và đây là một khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Á. Nó bao gồm châu Đại Dương, gồm New Zealand và quốc đảo Thái Bình Dương, là các đối tác của Mỹ, và quốc gia đồng minh lâu đời là Úc ở phía Nam.

Vị quan chức này nói rằng: “Ấn Độ ở phía Tây, nước Mỹ ở phía Đông”.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn://economictimes.indiatimes.com/articleshow/61519684.cms?utm_source=contentofinterest&utm_medium=text&utm_campaign=cppst

Nguồn:

Cùng chuyên mục