Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình hạt nhân đầu tiên

Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình hạt nhân đầu tiên

Ngày 7/11/2017, sau một loạt các thất bại từ tháng 3/2013, Ấn Độ đã tiến hành thử thành công tên lửa hành trình với tên gọi "Nirbhay" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn 1000 km.

03:43 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bước tiến này có ý nghĩa quan trọng bởi vì lực lượng vũ trang luôn yêu cầu có tên lửa hành trình tấn công hạt nhân (LACM) với tầm bắn dài hơn 1000 km và có thể phóng linh hoạt từ đất liền, trên không và trên biển.

Tên lửa hành trình Nirbhay thường được xem là câu trả lời của Ấn Độ đối với loại tên lửa Tomahawk nổi tiếng của Mỹ, cũng như là đòn phản kích hiệu quả đối với loại tên lửa hành trình Babur của Pakistan, nhưng loại tên lửa Nirbhay này đã được thử nghiệm trong một thập kỷ mà không đạt được nhiều thành công cho đến hiện tại.

Loại tên lửa đạn đạo cận âm được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân 300 kg, đã thất bại trong cuộc thử nghiệm đầu tiên vào tháng 3/2013. Mặc dù cuộc thử nghiệm lần thứ hai vào tháng 10/2014 đã thành công một phần, nhưng các cuộc thử nghiệm thứ ba và thứ tư vào tháng 10/2015 và tháng 12/2016 đều thất bại. Điều này dẫn đến việc cho rằng, dự án có thể phải bị loại bỏ.

Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm lần thứ năm vào lúc 11h20 ngày 7/11/2017 từ bãi thử tích hợp tại Chandipur ngoài bờ biển Odisha, được Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) tuyên bố “thành công”. “Lần phóng thử nghiệm đã đạt được tất cả mục tiêu, từ lúc phóng đi cho đến mục tiêu cuối cùng. Tên lửa này đã bay trong 50 phút, và đạt được tầm bắn 647 km”.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã bày tỏ sự "lạc quan", bà nói rằng, vụ thử thành công này sẽ đưa Ấn Độ vào “nhóm các nước sở hữu công nghệ phức tạp về tên lửa hành trình với tốc độ cận âm”.

Một loạt các lần phóng thử thành công, phiên bản Nirbhay này sẽ mở đường cho việc biên chế loại tên lửa này vào các lực lượng vũ trang, mặc dù biến thể trên biển của nó có khả năng phóng đi từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ là nhân tố thay đổi quy tắc cuộc chơi.

Loại tên lửa đạn đạo như Agni bay theo quỹ đạo parabol, phóng lên và quay về bầu khí quyển trái đất trước khi hướng đến mục tiêu. Loại tên lửa hành trình như Nirbhay được thiết kế để bay ở độ cao thấp, gần như ôm địa hình, để tránh hệ thống radar của địch và hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một quan chức cho biết: “Tên lửa Nirbhay có khả năng bay tự do ở tốc độ Mach 0.7 ở độ cao thấp 100 mét. Sau khi phóng đi với một động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn để đạt được tốc độ và độ cao, tên lửa Nirbhay mở một cánh nhỏ và vây đuôi ở giai đoạn thứ hai để bay giống như một chiếc máy bay không người lái. Nó được thiết kế với khả năng cơ động cao với “khả năng bay tự do” để nhận diện và sau đó hướng đến mục tiêu với độ chính xác.

Loại tên lửa BrahMos siêu âm, sản xuất cùng với Nga, đã được biên chế vào lực lượng vũ trang Ấn Độ. Nhưng BrahMos bay gần gấp 3 lần tốc độ âm thanh ở mức Mach 2,8, chỉ có thể mang theo những đầu đạn thông thường, và hiện chỉ có tầm bắn 290 km.

Đã có ít nhất 3 cuộc thử nghiệm loại tên lửa BrahMos mở rộng (450 km) được tiến hành sau khi Ấn Độ gia nhập hệ thống kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) vào tháng 6/2016. Tất nhiên, Ấn Độ đã đi một chặng đường dài trong việc phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân như dòng tên lửa Agni, có tầm bắn từ 700 km đến hơn 5000 km.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/india/india-successfully-tests-its-first-nuclear-capable-cruise-missile/articleshow/61550465.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục