Ấn Độ thuyết phục Mỹ 'gật đầu' thương vụ S-400 với lý do thể hiện sức mạnh với Trung Quốc
Mỹ có thể nhắm mắt bỏ qua cho Ấn Độ về thương vụ S-400 với Nga bằng lý do hệ thống phòng không này giúp tăng cường sức mạnh khu vực để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Tham vọng của Ấn Độ trong việc mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga giữa bối cảnh phức tạp toàn cầu đã vấp phải những lo ngại phản ứng từ phía Mỹ, theo The Hindu.
S-400 là một tổ hợp vũ khí phức tạp bao gồm xe radar, xe chỉ huy, bệ phóng tên lửa và các thành phần khác nhau, có thể theo dõi cùng một lúc nhiều mục tiêu ở khoảng cách xa hàng trăm km.
Hệ thống của Nga được đánh giá là vũ khí phòng thủ tiên tiến và đáng gờm nhất trong thế giới quân sự.
Cũng chính vì sự vượt trội này, hệ thống phòng không mang tính chiến lược của Nga đã trở thành đề tài gây tranh cãi ở khắp các điểm nóng trên thế giới, như ở Syria, giữa Saudi Arabia và Qatar, và ở Trung Quốc, cùng các khu vực lân cận.
Khi bộ Quốc phòng Ấn Độ chuẩn bị trình bày đề xuất mua sắm hệ thống S-400 trước Ủy ban Nội các về An ninh (CCS), các quan chức đã có những chia rẽ về việc New Delhi có nên thúc đẩy thỏa thuận này và chấp nhận bị Mỹ ngừng chuyển giao công nghệ quân sự, đi kèm với trừng phạt hay không.
Các nguồn tin Chính phủ cho biết, New Delhi và Moscow đã kết thúc đàm phán và một thỏa thuận trị giá 5,5 tỷ USD đang được soạn thảo.
Tuy nhiên, một nguồn tin của Không quân Ấn Độ cho biết, hiện vẫn còn chưa chắc việc New Delhi có dám thách thức Washington để hoàn tất thương vụ. "Lý tưởng nhất, thỏa thuận sẽ sẵn sàng vào hội nghị thượng đỉnh hàng năm giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin" vào tháng 10, một quan chức cấp cao hé lộ.
Douglas Barrie, chuyên gia quân sự không gian tại viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn, nói với tờ The Hindu rằng mối quan ngại về S-400 có một phần đến từ vấn đề kỹ thuật và một phần khác là về chính trị.
“S-400, khi vận hành chính xác, là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa.
Tuy nhiên, để hiệu quả nhất, nó cần được tích hợp với các hệ thống và thành phần phòng không khác như radar được mua đi kèm cùng với nước sản xuất.
Tuy nhiên, điều này sẽ không khả thi với các hệ thống được mua từ Mỹ hoặc các quốc gia phương Tây khác, khi các nước này sẽ không thể tích hợp chung với S-400 vì những lo ngại về an ninh”, Barrie cho hay.
Dẫu vậy, vẫn có quan điểm cho rằng, Ấn Độ sẽ vẫn hạ quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí đáng sợ của Nga.
Frank O'Donnell, thuộc trung tâm Khoa học và Quan hệ Quốc tế Belfer tại đại học Harvard, phân tích New Delhi dường như không bị ngăn cản hoàn thành vụ mua bán này, dẫu Mỹ không vừa lòng và áp lệnh trừng phạt.
"Washington có thể sớm rút lại lời đe dọa và lặng lẽ chấp nhận thương vụ khi các nhà ngoại giao Ấn Độ có thể giải thích cho các đối tác Mỹ về việc S-400 sẽ hỗ trợ mục tiêu chung của Mỹ, giúp tăng cường sức mạnh khu vực để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc”, O'Donnell nói.
Trong những ngày gần đây, các nhà chức trách cao cấp của Mỹ đã nêu rõ quan điểm về đề xuất mua vũ khí của Ấn Độ. Nghị sĩ Mac Thornberry, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cho biết tại New Delhi tuần trước, đã có "rất nhiều sự quan tâm ở Mỹ về hệ thống S-400”.
Nghị sĩ Harry Cueller từ Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện chỉ ra rằng Ấn Độ muốn chia sẻ công nghệ và hợp tác với Mỹ nhiều hơn, “nhưng vấn đề là: nếu chúng tôi cung cấp nhiều công nghệ hơn và Ấn Độ lại đi mua S-400, điều đó sẽ rất khó…”, ông nói .
"Chướng ngại" duy nhất cho thỏa thuận này là rủi ro cho Ấn Độ rơi vào các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ liên quan đến “Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) từ năm 2017.
Theo luật, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nước tham gia vào hợp đồng quy mô lớn với các công ty công nghiệp quốc phòng của Nga.
Nguồn: https://baomoi.com/an-do-thuyet-phuc-my-gat-dau-thuong-vu-s-400-voi-ly-do-the-hien-suc-manh-voi-trung-quoc/c/26303130.epi?utm_source=iapp&utm_campaign=share
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024