Ấn Độ tìm cách siết chặt quản lý thông tin trước cuộc bầu cử Hạ viện
Ấn Độ sẽ đưa ra một dự thảo "quy tắc đạo đức" trong vòng 24 giờ tới nhằm ngăn chặn các hoạt động lạm dụng các nền tảng truyền thông xã hội trong cuộc bầu cử Hạ viện.
Ngày 20/3/2019, hãng tin DNA của Ấn Độ đưa tin, các nền tảng trung gian truyền thông xã hội và Hiệp hội Internet và Di động (IAMAI) của nước này đã thông báo với Ủy ban Bầu cử Ấn Độ (EC) về việc sẽ đưa ra một dự thảo "quy tắc đạo đức" trong vòng 24 giờ tới nhằm ngăn chặn các hoạt động lạm dụng các nền tảng truyền thông xã hội trong cuộc bầu cử Hạ viện dự kiến diễn ra từ ngày 11/4/2019 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, trước đó, EC đã kêu gọi đại diện của nhà cung cấp Internet, IAMAI và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và TikTok cùng thảo luận về việc xây dựng cơ chế ngăn chặn lạm dụng trên các nền tảng này và dự thảo "quy tắc đạo đức" là một phần trong cơ chế đó.
EC mong muốn đảm bảo cuộc bầu cử không bị tác động bởi ảnh hưởng bên ngoài.
Các nguồn tin cho biết, EC đã nhấn mạnh không một nền tảng trung gian nào được phép quảng cáo chính trị mà không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và IAMAI cần phối hợp với các nền tảng trung gian để theo dõi định kỳ các trường hợp vi phạm.
Với sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội, quảng cáo chính trị được xem là cách thức nhanh chóng và dễ dàng tác động đến nhận thức của cử tri.
Chính vì lý do này, cùng với Ấn Độ, một loạt nước trên thế giới chuẩn bị bước vào bầu cử như Canada và Thái Lan đồng loạt công bố quy định siết chặt quản lý thông tin cấm quảng cáo chính trị và xử lý nghiêm khắc các thông tin giả mạo có nguy cơ tác động đến kết quả bầu cử./.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024