Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ ủng hộ tiến trình hòa bình Palestine

Ấn Độ ủng hộ tiến trình hòa bình Palestine

Tình hình Afghanistan chi phối các trình tự nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi nhiệm kỳ chủ tịch của Ấn Độ sắp kết thúc.

04:31 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày thứ Hai (30/8), Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla đã bày tỏ, Ấn Độ sẽ hỗ trợ "tất cả các nỗ lực" để khởi động lại tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine, đồng thời chứng kiến một nghị quyết quan trọng về Afghanistan.

Ông Shringla  cho biết: “Với cam kết lâu dài và vững chắc của chúng tôi đối với việc thành lập một nhà nước Palestine có chủ quyền, độc lập và khả thi, bên trong các biên giới an toàn, được công nhận và được các bên đồng thuận, chung sống với Israel trong hòa bình và an ninh, Ấn Độ sẽ vẫn hoàn toàn ủng hộ nỗ lực tái khởi động tiến trình hòa bình”. Nhiệm kỳ chủ tịch UNSC của Ấn Độ sẽ kết thúc vào thứ Ba (31/8) sau một tháng, trong khoảng thời gian đó, việc Taliban tiếp quản Afghanistan đã giữ vị trí trọng yếu trong chương trình nghị sự của cơ quan cao nhất của Liên hợp quốc.

Sau đó trong phiên họp, một nghị quyết về Afghanistan do Anh và Pháp soạn thảo đã được đưa ra thảo luận và có thể bỏ phiếu. Dự thảo nghị quyết nhằm bảo vệ dân thường và đảm bảo an ninh cho việc tiếp cận nhân đạo. Văn bản phản ánh những quan ngại của quốc tế về tình hình an ninh ở Afghanistan và thủ đô Kabul. Tiếp cận nhân đạo được đề cập trong dự thảo nghị quyết nhằm đảm bảo rằng những người muốn rời khỏi Afghanistan sẽ được ra đi trong an toàn sau ngày 31/8 - thời hạn quân đội Mỹ rút khỏi nước này.

Điều này được hiểu rằng, nghị quyết sẽ được sử dụng để cung cấp một cửa sơ tán cho các công dân nước ngoài tiếp tục mắc kẹt ở Kabul. Ngoài Ấn Độ và Mỹ, nhiều quốc gia khác đã không thể sơ tán công dân của họ hoặc nhân viên người Afghanistan. Ít nhất 180 người Afghanistan theo đạo Hindu và đạo Sikh vẫn ở Kabul trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy Taliban đã trì hoãn việc cấp phép cho họ ra nước ngoài.

Nghị quyết cũng có thể được sử dụng để buộc Taliban tuân thủ một số tiêu chuẩn nhân đạo quốc tế cơ bản. Taliban đã yêu cầu thay mặt Afghanistan giải quyết vấn đề đại diện tại Liên hợp quốc. Nhưng các chuyên gia ở đây cho rằng, có khả năng một cuộc thảo luận về quyền đại diện cho Afghanistan tại Liên hợp quốc của Taliban sẽ được "thúc đẩy" cho đến khi tổ chức này cho phép sơ tán hoàn toàn người nước ngoài và những người khác sẵn sàng rời khỏi Afghanistan.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.thehindu.com/news/national/india-supports-palestine-peace-process-shringla/article36190666.ece?homepage=true

Nguồn:

Cùng chuyên mục