Ấn Độ và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Vào ngày 1/1/2021, Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ thứ tám được bầu hai năm một lần trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC). Trong chiến dịch vận động bầu cử lần này, Ấn Độ đã xác định bốn ưu tiên.
Vào ngày 1/1/2021, Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ thứ tám được bầu hai năm một lần trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC). Trong chiến dịch vận động bầu cử lần này, Ấn Độ đã xác định bốn ưu tiên: Các hoạt động này nhằm thực hiện Định hướng mới cho cải cách hệ thống đa phương (NORMS) nhằm thúc đẩy các giải pháp toàn diện cho hòa bình và an ninh; Thực thi các biện pháp hướng tới kết quả để chống khủng bố; Làm cho các Hoạt động Gìn giữ Hòa bình của Liên hợp quốc (PKO) hiệu quả hơn; và Tập trung vào việc đảm bảo một thế giới công nghệ lấy con người làm trọng tâm.
Hiến chương LHQ quy định rằng, các quốc gia thành viên “không thường trực” phải đạt được số phiếu của ít nhất hai phần ba số thành viên của Đại hội đồng LHQ (UNGA) để được bầu vào UNSC với nhiệm kỳ hai năm. Ấn Độ đã đạt được số phiếu ủng hỗ cao để trở thành thành viên thường trực của UNSC kể từ năm 1950, và không quốc gia nào trong số năm thành viên thường trực (P5) của UNSC từng nhận được số phiếu ủng hộ dân chủ cao như vậy từ các quốc gia tham gia Đại hội đồng UNGA.
Là đại diện cho khu vực bầu cử Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ được cho là sẽ tích cực trong các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dương đã có trong chương trình nghị sự của Hội đồng. Những vấn đề đó gồm “các vấn đề quốc gia” như Afghanistan, Iran, Iraq, Myanmar, Yemen và Syria, và “các vấn đề khu vực” như bài toán Palestine. Ngoài ra, “các vấn đề chuyên đề” như khủng hoảng sức khỏe, nhân quyền, bảo vệ dân thường bao gồm phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột, khủng bố, các vấn đề khí hậu và công nghệ thông tin và truyền thông đã có trong chương trình nghị sự của UNSC.
Việc triển khai NORMS đòi hỏi Ấn Độ phải đối mặt với một thách thức đó là phương pháp ra quyết định của UNSC. Đây là đặc quyền phủ quyết đã được P5 đặt làm điều kiện trước khi họ thông qua Hiến chương Liên hợp quốc tại Hội nghị San Francisco năm 1945. Quyền phủ quyết đã ngăn chặn hiệu quả các quyết định được đa số thành viên UNSC ủng hộ. Cho đến tháng 12/2020, P5 đã sử dụng quyền phủ quyết của họ tới 293 lần kể từ cuộc họp đầu tiên của UNSC vào năm 1946. Ví dụ mới nhất về việc UNSC bị ảnh hưởng bởi đặc quyền phủ quyết của P5 là phản ứng chậm trễ trong đại dịch Covid- 19 vào tháng 3/2020. Sự chậm trễ này góp phần đáng kể vào cách cả thế giới phản ứng rời rạc, thiếu sự phối hợp đối với cuộc khủng hoảng Covid, tác động đến tất cả các quốc gia thành viên của LHQ.
Vấn đề về quyền phủ quyết bắt buộc phải được giải quyết và cần coi đây là một trong năm lĩnh vực ưu tiên trong các cuộc đàm phán liên chính phủ về cải cách UNSC được tiến hành trong UNGA kể từ năm 2008. Cho đến khi UNGA thông qua nghị quyết sửa đổi Hiến chương LHQ, mục tiêu của Ấn Độ là UNSC phải sử dụng quyền phủ quyết có trách nhiệm giải trình và minh bạch như một phần của cải cách thủ tục làm việc của UNSC, cho tới giờ vẫn mang tính tạm thời kể từ năm 1946.
Việc Ấn Độ ủng hộ việc sử dụng ngoại giao song phương để tạo ra một mạng lưới hỗ trợ các ưu tiên đã tuyên bố trong UNSC là điều hiển nhiên. Ấn Độ đã nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược với bốn trong số P5 (Pháp, Nga, Anh và Mỹ). Ấn Độ và Việt Nam (thành viên E-10 trong năm 2021) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21/12/ 2020, trong đó hai nước đã thông qua văn kiện Tầm nhìn chung để định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Vào tháng 12/2020, Ấn Độ tuyên bố mở Đại sứ quán thường trú tại Estonia (thành viên E-10 trong năm 2021). Trước đó, vào tháng 9/2019, Ấn Độ đã tiếp đón Thủ tướng St Vincent và The Grenadines (thành viên E-10 giai đoạn 2020-21) tới Ấn Độ với tư cách khách mời đặc biệt tham gia Hội nghị Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc. Ấn Độ đã cố gắng duy trì quan hệ song phương tốt đẹp với các thành viên E-10 khác như Ireland, Kenya, Mexico, Niger, Na Uy và Tunisia.
Vào ngày 7/1/2021, dưới quyền Tổng thống của Tunisia, UNSC đã nhất trí bầu Ấn Độ làm Chủ tịch Ủy ban trừng phạt Taliban, Chủ tịch Ủy ban trừng phạt Libya và Phó chủ tịch Ủy ban chống khủng bố (CTC). Ấn Độ sẽ trở thành Chủ tịch của CTC vào năm 2022 sau khi Tunisia hoàn thành nhiệm kỳ UNSC vào tháng 12/2021. Ấn Độ được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Mexico làm chủ tịch, và làm đồng Phó Chủ tịch (cùng với Pháp và Nga) của Nhóm công tác giám sát việc thực hiện các lệnh trừng phạt của UNSC đối với Al Qaida và Taliban. Nhóm Công tác này, do Niger làm chủ tịch, cũng dự kiến sẽ xem xét thành lập một quỹ quốc tế để bồi thường cho các nạn nhân khủng bố và gia đình của họ. Vị thế này là kết quả này của phương pháp tiếp cận toàn diện của Ấn Độ, là nền tảng để nỗ lực cải cách tình trạng kém hiệu quả của UNSC trong việc chống khủng bố cho đến nay.
Quyền Chủ tịch Ủy ban trừng phạt Taliban của Ấn Độ, cơ quan này có hai Phó Chủ tịch là Nga và St Vincent và Grenadines, là rất quan trọng. Afghanistan đã từ bỏ quyền ứng cử vào năm 2013 và thay vào đó ủng hộ Ấn Độ tham gia bầu cử vào UNSC cho vị trí đại diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021-2022. Thực tế này, cùng với tình hình địa-chính trị đang phát triển tại và xung quanh Afghanistan, sẽ đòi hỏi Ấn Độ phải lưu ý đến lợi ích của Afghanistan khi thực hiện các sáng kiến thực thi các lệnh trừng phạt của UNSC. Một sáng kiến khác được Ấn Độ đề xuất tại UNSC vào ngày 8/1/2021 là hợp tác chặt chẽ hơn với Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) và sử dụng mạng lưới các tổ chức tài chính của FATF để thực thi các lệnh trừng phạt của UNSC. Thành công của Ấn Độ trong việc thực hiện cách tiếp cận này sẽ được quyết định bởi lập trường của P5, những quốc gia đã bộc lộ nhiều xung đột trong việc truy tìm chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ khu vực Afghanistan và Pakistan do lợi ích địa chính trị và khu vực.
Vào năm 2020, LHQ báo cáo rằng hơn 80 triệu người đã phải di dời trên toàn thế giới do xung đột trong chương trình nghị sự của UNSC, con số cao nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. UNSC đã sử dụng các PKO để ứng phó với những xung đột dễ biến động nhất. Hai mục tiêu chính của các PKO của LHQ hiện nay là bảo vệ dân thường bị kẹt trong các cuộc xung đột và tạo ra không gian cho các giải pháp chính trị bền vững thông qua đàm phán nhằm chấm dứt các cuộc xung đột. Việc P5 không có khả năng sử dụng các PKO của LHQ một cách hiệu quả, đặc biệt là ở châu Phi và Tây Á, là lời cảnh tỉnh cần có các sáng kiến mới để làm cho các PKO của LHQ hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn. Trong khi chờ đợi cải cách của UNSC để thu hút nhiều tiếng nói thường xuyên hơn của châu Phi và châu Á trong việc ra quyết định của PKO, Ấn Độ có thể chủ động cùng với các thành viên E-10 khác đưa ra dự thảo đầu tiên về các nhiệm vụ của UNSC cho các PKO của LHQ, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Các PKO này chiếm phần lớn các nguồn lực gìn giữ hòa bình về mặt quân số và ngân sách, và Ấn Độ có thể dẫn đầu quá trình biến lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thành lực lượng xây dựng hòa bình, để hỗ trợ tăng cường các thể chế quản trị quốc gia nơi họ được triển khai.
Kinh nghiệm PKO phong phú của Ấn Độ là duy nhất trong hệ thống LHQ, với hơn 240.000 lính Ấn Độ tham gia lực lượng của LHQ đã phục vụ tại 50 trong số 72 PKO kể từ năm 1948. Thành tích về những phụ nữ tiên phong của Ấn Độ trong lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Liberia và Nam Sudan có thể trở thành khuôn mẫu cho các nhiệm vụ của UNSC trong việc lồng ghép các vấn đề như phụ nữ, hòa bình và an ninh, bảo vệ dân thường và xây dựng hòa bình. Việc Ấn Độ ủng hộ áp dụng cách tiếp cận tổng hợp sẽ giúp LHQ thực hiện các ưu tiên đã tuyên bố là sử dụng các hoạt động hòa bình của LHQ để tạo điều kiện cho việc đàm phán các giải pháp chính trị bền vững, bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp cục bộ tồn tại trong nhiều cuộc xung đột xã hội nhưng thường bị P5 bỏ qua trong các nhiệm vụ PKO.
Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững được thống nhất và phổ biến của Liên hợp quốc ưu tiên chuyển giao và ứng dụng công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu. Lời mở đầu của Chương trình nghị sự 2030 thừa nhận mối liên kết giữa hòa bình, an ninh và phát triển bền vững. Điều này cho phép Ấn Độ cùng với các thành viên E-10 khác trong UNSC kêu gọi lồng ghép các vấn đề phát triển bền vững vào các quyết định của UNSC. Cho đến nay, không có P5 nào đề cập đến khía cạnh phát triển của hòa bình và an ninh.
Cách tiếp cận đa chiều đối với khái niệm hòa bình và an ninh kết hợp với phát triển bền vững đang trở thành tiêu chuẩn trong các hoạt động của LHQ, bao gồm cả hoạt động của các Cơ quan chuyên trách của LHQ, đã giúp các quốc gia thành viên thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Việc Ấn Độ ủng hộ sử dụng công nghệ với sự giám sát của con người thông qua sự tham gia của nhiều bên liên quan phù hợp với tình hình này. Ba lĩnh vực ưu tiên của UNSC là khuyến nghị chuyển giao công nghệ để duy trì hòa bình và an ninh trong ứng phó toàn cầu với đại dịch Covid-19, hỗ trợ các công nghệ thân thiện với môi trường để ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu và tính toàn vẹn của không gian mạng.
Vai trò lãnh đạo của Ấn Độ đối với cách UNSC giải quyết những vấn đề này sẽ nêu bật sự cần thiết của việc đưa quan điểm về Châu Á - Thái Bình Dương và các nước đang phát triển vào UNSC. Có thể thấy rõ sự thiếu vắng quan điểm như vậy trong các quyết định của UNSC mặc dù có sự hiện diện của một thành viên P5 từ Châu Á - Thái Bình Dương trong UNSC. Thành công của Ấn Độ trong việc đạt được các ưu tiên đã tuyên bố trong nhiệm kỳ của mình tại UNSC sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nêu bật những thách thức liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển. Điều đó sẽ đặt nền tảng cho việc theo đuổi mục tiêu lớn hon, đó là “cải cách chủ nghĩa đa phương”, yêu cầu UNGA phải sửa đổi Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
Tác giả: Đại sứ Asoke Mukerji, Đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên hợp quốc tại New York (2013-2015).
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục