Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu dự án chung đầu tiên ở Afghanistan

Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu dự án chung đầu tiên ở Afghanistan

Trong một động thái để tiến về phía trước với "Tinh thần Vũ Hán" đã đạt được trong Hội nghị Thượng định "phi chính thức" giữa Thủ tướng Ấn Độ Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ấn Độ và Trung Quốc đã cụ thể hóa sáng kiến "Ấn Độ - Trung Quốc +". nơi hai quốc gia sẽ xây dựng quan hệ đối tác.

04:04 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cả hai bên đã quyết định bắt đầu bằng cách đào tạo 10 nhà ngoại giao Afghanistan ở New Delhi và Bắc Kinh. Bước đầu tiên của khóa đào tạo bắt đầu ở Delhi vào ngày 15/10/2018 với việc Viện trưởng Học viện ngoại giao đọc thông điệp bằng văn bản của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj.

Thông điệp cho biết: "Những hạt giống cho hợp tác chung ở Afghanistan đã được gieo mầm tại gặp mặt giữa Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch Trung Quốc tại Vũ Hán vào tháng 4 năm 2018. Hôm nay, chúng ta chứng kiến kết quả với việc bắt đầu chương trình đào tạo này. Chúng ta xem điều này như một quan hệ đối tác ba bên lâu dài vì lợi ích của Afghanistan”.

Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ La Triều Huy đã có mặt tại sự kiện và đọc thông điệp từ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, với lời chúc mừng đến các nhà ngoại giao trẻ tuổi.

Thông điệp từ Bắc Kinh viết rằng: “Chương trình bồi dưỡng năng lực chung này là một phần quan trọng trong nỗ lực quốc tế hỗ trợ Afghanistan và đánh dấu sự khởi đầu trong hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ - Afghanistan. Đây là minh chứng cho khát vọng và nỗ lực chung của Trung Quốc và Ấn Độ, cả hai đều là các nước đang phát triển có trách nhiệm, đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực”.

Hai bên dự tính sẽ triển khai các dự án khác ở Afghanistan. Trung Quốc gợi ý về khả năng kết nối khu vực, bao gồm các dự án liên quan đến Pakistan nhằm cung cấp một nền tảng "vững chắc" cho hợp tác trong tương lai.

Đặc phái viên Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi đang bàn bạc rất nhiều về các sáng kiến kết nối khu vực, chẳng hạn như Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam , giao thông vận tải Ấn Độ - Afghanistan - Iran, hợp tác thương mại Trung Quốc - Pakistan - Afghanistan, hợp tác trong tương lai giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Afghanistan".

Trong khi Afghanistan và Ấn Độ đã đạt được sự thống nhất về cuộc chiến chống khủng bố và vấn đề khủng bố xuyên biên giới, Trung Quốc cho rằng, hòa bình chỉ có thể đến bằng cách đảm bảo sự ổn định ở Afghanistan.

Đại sứ La Triều Huy cho biết: "Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ rất nhiều lợi ích chung và quan điểm tương tự về vấn đề Afghanistan. Cả hai nước ủng hộ một tiến trình hoà giải hòa bình do Afghanistan giữ vai trò chủ đạo. Cả hai nước đều khẳng định rằng, Afghanistan sẽ hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi chống lại chủ nghĩa khủng bố”.

Phía Ấn Độ cho biết, nước này với tầm nhìn “Sabka Saath Sabka Vikas” đã bắt tay vào một chương trình hợp tác phát triển đầy tham vọng với cam kết hơn 3 tỷ USD.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cho biết: "Ấn Độ cam kết hợp tác với Afghanistan, nỗ lực vì một quốc gia thống nhất, hòa bình, an toàn, ổn định, và kinh tế sôi động. Quan hệ đối tác phát triển dựa trên các ưu tiên của Chính phủ và nhân dân Afghanistan đã là nền tảng cho hợp tác song phương đa phương diện".

Cả hai nước đang tìm kiếm các lĩnh vực khác để hợp tác ở Afghanistan. Lợi thế của Ấn Độ là nông nghiệp và dịch vụ y tế, kết hợp với ưu thế về lúa lai và kinh nghiệm giảm nghèo của Trung Quốc.

Hy vọng mở rộng hợp tác song phương với các nước khác, đặc phái viên Trung Quốc cho biết, "Hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ + sẽ được mở rộng từ Afghanistan sang các nước khác như Nepal, Bhutan, Maldives, Iran và Myanmar. Chúng tôi cũng có thể tham gia theo các cơ chế của SAARC, BIMSTEC và BCIM để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực".

Mười nhà ngoại giao Afghanistan sẽ đào tạo tại Học viện Ngoại giao, New Delhi trong khoảng thời gian 10 ngày và sau đó sẽ đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho chặng thứ hai của khóa huấn luyện kéo dài mười ngày. Trong thời gian đào tạo, họ sẽ có các tương tác với các nhà ngoại giao của cả hai quốc gia, và cũng có thể tận dụng cơ hội để tương tác với các cơ quan truyền thông.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.indiatoday.in/india/story/india-china-begin-first-joint-afghan-project-1368738-2018-10-16

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục