Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ xây dựng 10 lò phản ứng hạt nhân nước nặng, tạo ra 33000 việc làm

Ấn Độ xây dựng 10 lò phản ứng hạt nhân nước nặng, tạo ra 33000 việc làm

Ấn Độ sẽ phát triển 10 lò phản ứng hạt nhân nước nặng - một kế hoạch mà Chính phủ Ấn Độ cho biết, sẽ tạo ra giá trị sản xuất 7000 MW và tạo ra 33000 việc làm. Sáng kiến này của chính phủ Ấn Độ bắt nguồn từ các nỗ lực tham gia vào Nhóm Các nhà cung cấp hạt nhân (NSG) vẫn bị đình trệ. Chính phủ Ấn Độ hiện đang lên kế hoạch sản xuất 63000 MW điện năng hạt nhân vào năm 2032 và tăng tốc để cung cấp 25% lượng điện này cho đến năm 2050.

03:37 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sau cuộc họp do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì, Bộ trưởng Liên bang Piyush Goyal cho biết, hôm nay nội các đã thông qua kết hoạch.

Kế hoạch theo dõi nhanh chương trình hạt nhân trong nước cũng đánh dấu phản ứng đối với sự sụp đổ gần đây của công ty điện lực Westinghouse, Mỹ. Nhà sản xuất lò phản ứng hạt nhân của Mỹ đang đàm phán để xây dựng 6 lò phản ứng AP1000 ở Ấn Độ. Công ty thuộc sở hữu của tập đoàn Toshiba này đã đệ đơn xin phá sản vào tháng 3/2017, điều này đã gây nghi ngờ về khả năng hoàn thành thỏa thuận với Ấn Độ.

Ấn Độ tiêu thụ điện năng bằng cách đốt than đá. Năng lượng hạt nhân chỉ chiếm 2% nhu cầu của đất nước. Trong nhiều năm, Ấn Độ đã và đang thúc đẩy phát triển công nghệ bản địa trong lĩnh vực điện hạt nhân. Hiện tại, Ấn Độ đang sản xuất 6780 MW điện hạt nhân, và 6700 MW đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Trong số 22 lò phản ứng hạt nhân hoạt động của Ấn Độ có 18 lò sử dụng nước nặng - một công nghệ an toàn hơn và hiệu quả hơn. Nhưng hầu hết các lò phản ứng đều có công suất thấp. Các lò phản ứng mới sẽ có công suất phát điện 700 MW.

Các công ty Ấn Độ như Larsen và Toubro, Kirloskar Brother Limited và Godrej & Boyce hoan nghênh động thái này của chính phủ. Sanjay Kirloskar, Chủ tịch Kirloskar Brother Limited, trích lời hãng thông tấn Reuters, cho biết: “Các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải đi một chặng đường dài trong việc giảm thâm hụt năng lượng lâu nay”. Giám đốc của Larsen và Toubro, ông SN Roy, đã gọi bước đi này của Chính phủ Ấn Độ là “dũng cảm và lịch sử”.

Một lò phản ứng nước nặng sử dụng uranium tự nhiên làm nhiên liệu không giống như các lò phản ứng nước nhẹ sử dụng urani được làm giàu. Các lò phản ứng nước nặng an toàn hơn và hiệu quả hơn, và có hiệu suất cao hơn cho cùng một lượng uranium hơn loại lò sử dụng nước bình thường. Các lò này cũng có thể được cung cấp nhiên liệu mà không cần tắt máy, nhằm giúp chạy lâu hơn mà không cần thời gian gián đoạn.

Ấn Độ đã nhập khẩu công nghệ lò phản ứng nước nặng PHWR từ Canada, nhưng sau vụ nổ hạt nhân năm 1974 tại Pokharan, khi Canada từ bỏ mọi sự hợp tác, các nhà khoa học Ấn Độ đã làm chủ được việc chế tạo các lò phản ứng loại này với ba biến thể 220 MW, 540 MW và 700 MW.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://www.ndtv.com/india-news/india-to-build-10-heavy-water-nuclear-reactors-generate-70-000-crore-business-33-000-jobs-1694761

Nguồn:

Cùng chuyên mục