Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ yêu cầu minh bạch trong cải cách của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ấn Độ yêu cầu minh bạch trong cải cách của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Ấn Độ đã yêu cầu minh bạch trong quá trình cải cách của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để mọi người có thể biết những gì đang ngăn cản biến các cuộc thảo luận trở thành văn bản đàm phán cho việc công việc cải tổ rất cần thiết của bộ phận thuộc tổ chức hàng đầu thế giới này.

03:40 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp quốc, Syed Akbaruddin, nói rằng, thậm chí sau gần một thập kỷ, các thành viên của Liên hợp quốc đã không thể đồng ý ngay cả một văn kiện có thể là cơ sở cho các cuộc đàm phán cải cách.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc về vấn đề phân phối công bằng và tăng số ghế thành viên của Hội đồng Bảo an, ông Akbaruddin nói rằng, không có một ví dụ nào tốt hơn ví dụ về sự trì trệ của thể chế chống lại sự thích ứng mang tính xây dựng hơn việc chuyển đổi các cuộc thảo luận thành một văn bản cho các cuộc đàm phán.

Mặc dù Đại hội đồng được ủy quyền tiến hành các cuộc đàm phán giữa các chính phủ trong 10 năm qua, được đưa ra xem xét hàng năm trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng kể từ năm 1993.

Ông Akbarruddin nói rằng: “"Những thách thức hiện nay không chỉ có những nỗ lực phối hợp của các chính phủ, mà còn của toàn xã hội, vì vậy toàn thể xã hội có thể tham gia vào quá trình ngoại giao. Có lẽ chúng ta cần suy nghĩ mở rộng sự lựa chọn của tiến trình này để người khác biết được điều gì đã khiến các cuộc thảo luận hiện tại bị đình trệ, thậm chí còn bắt đầu từ văn bản đàm phán”.

“Tính minh bạch trong công tác ngoại giao là một sự thích ứng hữu ích mà chúng ta có thể xem như là một con đường để tiến bộ trong thế giới đang thay đổi này”, ông nói.

Ông Akbaruddin nói với các thành viên của Đại hội đồng rằng, “không có phản ánh sinh động nào” về việc làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chủ nghĩa đa phương hơn là “Hội đồng Bảo an bất lực” hiện nay, nó không còn phản ánh thực tế hiện tại và do đó nó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp và sự tín nhiệm.

Ông nói: “Khi mở rộng các mối đe doạ xuyên quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trở nên sâu sắc hơn, suy thoái môi trường - tất cả đều đòi hỏi hành động đa phương có hiệu quả - chúng tôi đã không đạt được một phản ứng đáng kể nào đối với một vấn đề quan trọng như cải cách của Hội đồng Bảo an”.

"Đây là một dấu hiệu cho thấy các trụ cột đã lão hóa của trật tự đa phương đã được thiết lập đang run rẩy và chực chờ sụp đổ, nó không thể đáp ứng nhu cầu thay đổi".

Đề cập đến chương trình nghị sự thảo luận về cải cách của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhà ngoại giao hàng đầu Ấn Độ cho biết, điều này cho thấy “phương thức xử lý của chúng ta đối với các vấn đề quan trọng thiếu sự thay đổi thậm chí mang tính tiệm tiến”, và bỏ qua sự thay đổi xung quanh.

Ông nói: “Với tư cách là nhà ngoại giao đa phương, chúng ta thường quen với tiến trình trừng phạt, nhưng chưa bao giờ có một tiến trình mà bản thân nó trở thành một sự trừng phạt”.

“Nếu đây là “trạng thái bình thường mới” thì nó không phải là điềm báo tốt cho chủ nghĩa đa phương. Nền tảng pháp lý hợp tác đa phương chưa bao giờ có tiền lệ yếu kém này”.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn:
//economictimes.indiatimes.com/articleshow/61560153.cms?utm_source=contentofinterest&utm_medium=text&utm_campaign=cppst

Nguồn:

Cùng chuyên mục