Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đến Việt Nam: Mở rộng quan hệ song phương

Chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đến Việt Nam: Mở rộng quan hệ song phương

Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã có chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam từ ngày 18 đến 20/11/2018. Một số vấn đề sẽ được đề cập trong chuyến thăm bao gồm việc thăm dò dầu khí ngoài khơi của Ấn Độ trong vùng biển Việt Nam cũng như hợp tác quốc phòng và an ninh. Những chuyến thăm cấp cao như vậy sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương và Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ trong số 10 nước thành viên ASEAN.

04:51 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rajaram Panda*

Tập đoàn Dầu khí và khí tự nhiên của Ấn Độ (ONGC) đang khai thác dầu tại khu vực biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bất chấp những báo cáo phản đối từ phía Trung Quốc đối với dự án hợp tác Ấn Độ - Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ mới của Việt Nam tại Ấn Độ, trong một cuộc họp báo đã bác bỏ tuyên bố trên bằng cách nhận xét rằng, không có sự phản đối từ bất kỳ nước thứ ba nào, và Petrovietnam và ONGC đều đang tiếp tục công tác thăm dò.

Nhìn ở một góc độ nhất định thì Việt Nam ưu tiên xây dựng mối quan hệ với Ấn Độ. Với vành đai văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, mối quan hệ song phương thể hiện trên nhiều phương diện và đã trở nên mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Việt Nam cử một đại sứ mới đến Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, trong tháng 10 năm 2018. Nhiệm vụ của ông Châu rõ ràng đã được định ra từ trước, ngay cả trước khi ông sắp đặt xong công việc chuyển giao của mình. Giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng xuất hiện mức độ hội tụ cao về lợi ích trên một loạt các vấn đề, cả song phương và khu vực, đó là lý do tại sao quan hệ song phương đang trở nên mạnh mẽ hơn trong những năm qua.

Một điều quan trọng cần lưu ý là, Tổng thống Ấn Độ Kovind sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, một vinh dự hiếm hoi được trao cho một nhà lãnh đạo nước ngoài sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhận xét về chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh rằng, Việt Nam rất mong chờ chuyến thăm để tăng cường hơn nữa “mối quan hệ chiến lược đã được thời gian thử thách". Chuyến thăm của ông Kovind diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu trở thành Chủ tịch nước sau sự ra đi của Chủ tịch nước đương nhiệm Trần Đại Quang. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên nắm giữ cả hai chức vụ trên sau Chủ tịch Hồ Chí Minh vào những năm 1960. Chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Kovind sẽ là chuyến thăm song phương cấp cao thứ ba trong năm 2018 khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm Ấn Độ trước đó.

Dự kiến, hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực bao gồm cả quốc phòng, an ninh, thương mại và đầu tư, giáo dục, trí tuệ nhân tạo, văn hóa và du lịch. Vấn đề bán các hệ thống tên lửa BrahMos và Aakash của Ấn Độ cho Việt Nam đã bị gác lại một thời gian dài, nhưng không có tiến bộ nào. "Các bên liên quan đang có các cuộc thảo luận". Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos là một dự án liên doanh Ấn - Nga cho phép Ấn Độ bán các hệ thống tên lửa này sang các nước có quan hệ thân thiện khác. Hai nước đã ký một "tuyên bố chung về quốc phòng giai đoạn 2015-2020 vào tháng 5/2015, đồng thời cả hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ "đối tác chiến lược" thành "đối tác chiến lược toàn diện" trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi đến Việt Nam vào tháng 9/2016. Về vấn đề mua bán trang thiết bị quân sự, Việt Nam đã mua 11 tàu tuần tra tốc độ cao của Ấn độ, trong đó 5 chiếc sẽ được sản xuất tại Ấn Độ và 6 chiếc sẽ sản xuất tại Việt Nam. Về hợp tác giữa các lực lượng hải quân bao gồm cả bảo vệ bờ biển và lực lượng không quân của hai nước đang có xu hướng phát triển và có không gian tăng cường hơn nữa. Khoản tín dụng 500 triệu USD được cung cấp vào năm 2016 vẫn chưa được Ấn Độ đưa vào triển khai nhằm thúc đẩy sâu hơn Hợp tác quốc phòng với quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, vấn đề Biển Đông, nơi Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán ngày càng tăng, cũng có khả năng được đưa vào trong cuộc thảo luận.

Về mặt kinh tế, triển vọng có vẻ lạc quan. Khối lượng thương mại song phương hiện tại ở mức 8,5 tỷ USD và có thể tăng đáng kể nếu Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực. Điều đáng khích lệ là, thương mại song phương đã đạt 9,2 tỷ USD, tăng 47% trong 10 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 và mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020 là có thể đạt được. Tiềm năng là rất lớn, và điều quan trọng là, cả hai bên làm thế nào để mở rộng hơn nữa. Trong khuôn khổ RCEP, nhóm 16 nước hàng đầu đang cố gắng tạo ra một trong những khối thương mại khu vực lớn nhất trên toàn cầu thông qua một thỏa thuận thương mại đầy tham vọng. RCEP bao gồm khối ASEAN và 6 quốc gia khác - Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand - hiện đang tham gia các cuộc đàm phán một hiệp ước thương mại tự do.

RCEP không phải là đối thủ cạnh tranh với Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (nay được gọi là TPP toàn diện và tiến bộ hoặc CPTTP sau khi Chính quyền Trump rút lui). Đáng chú ý là, trong khi CPTTP không bao gồm Trung Quốc, còn RCEP thì khác. RCEP là một hiệp ước trao đổi thương mại truyền thống hơn, trong đó, cắt giảm thuế đối với hàng hóa thay cho tiêu chuẩn cao về bảo hộ lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ là trung tâm của thảo luận.

Như đã trình bày ở trên, Ấn Độ đã bảo lưu một số vấn đề, đó là lý do tại sao thỏa thuận đã bị trì hoãn tại Singapore, nhưng các cuộc đàm phán vẫn muốn “sớm kết luận”. Ấn Độ đã ký Hiệp định Tự do thương mại với ASEAN, nhưng lo ngại rằng, xuất khẩu từ ASEAN vào Ấn Độ phát triển nhanh hơn với xuất khẩu của Ấn Độ vào khối này. Khối ASEAN viện dẫn rằng, Ấn Độ là “nền kinh tế dịch vụ”. Điều mà Ấn Độ muốn là quyền tiếp cận thị trường dịch vụ hơn là hiện tại. Tuy nhiên, thách thức đối với Ấn Độ là nước này sẽ cạnh tranh ra sao để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một thách thức mới mà Ấn Độ cần được giải quyết. Trung Quốc cũng có vấn đề tương tự. Vì vậy, nếu RCEP được ký vào năm 2019 thì cả Ấn Độ và Trung Quốc nên ưu tiên đánh giá lợi ích quốc gia, đó là lý do tại sao có thể cần đến một số thỏa hiệp.

Cuộc gặp gỡ báo chí của Đại sứ Phạm Sanh Châu đã nêu rõ vị thế của Việt Nam về Tứ giác gồm: Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia (Quad). Dù ủng hộ sáng kiến này, nhưng ông Châu đã làm rõ quan điểm Việt Nam về việc ủng hộ sáng kiến này như một diễn đàn nhằm mục đích đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực, Việt Nam sẽ không ủng hộ nếu diễn đàn này mang tính liên minh quân sự. Trên thực tế, điều này cũng phù hợp với lập trường của Ấn Độ vì Ấn Độ nhiều lần tuyên bố Quad sẽ chỉ là một diễn đàn tư vấn tập trung vào việc đảm bảo hòa bình trên toàn cầu, tự do hàng hải, quyền hàng không, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS. Trên thực tế, cả hai quốc gia đều thấy ưu tiên củng cố hợp tác quốc phòng và an ninh trước sự quyết đoán và quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc. Biển Đông là một trong những trụ cột trung tâm của chính sách Hành động Phía Đông và tiếp cận ASEAN của Ấn Độ. Một liên minh quân sự không thể đóng góp vào an ninh khu vực. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có sự tương đồng về điểm này. Là một quốc gia đã từng là nạn nhân của sự xâm lăng nước ngoài trong nhiều năm và phải chiến đấu để giành lại tự do luôn chống lại bất kỳ sáng kiến nào trong khu vực có thể biến nước này trở thành nhà hát quyền lực của các cường quốc.

Việc sử dụng vũ lực và tham gia của bất kỳ một hoặc một nhóm quốc gia nào đều đi ngược lại lợi ích và vị trí của Việt Nam. Đứng trên quan điểm chung về Biển Đông và lợi ích của nhiều quốc gia, Việt Nam có thể mở cửa cho Quad để làm đòn bẩy kiềm chế Trung Quốc nhưng Hà Nội không thể ủng hộ bất kỳ động thái nào mang hơi hướng quân sự cho cơ chế này. Việt Nam cũng dự kiến sẽ tránh các hoạt động tập trận quân sự chung của Quad. Bản thân Ấn Độ không muốn tham gia vào vấn đề của nhóm này ở cấp Bộ trưởng, và khi nó được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Singapore, lúc đó các nhà ngoại giao cấp thư ký chung buộc phải tham gia thảo luận.

Ý tưởng về Quad xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007 bởi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Đó là một nỗ lực được lên kế hoạch và một chiến lược mới nhằm giữ an toàn cho các tuyến đường biển trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Sau sự nhiệt tình ban đầu, ý tưởng này nhanh chóng chết sau khi ông Abe từ chức bất ngờ và sự miễn cưỡng của Australia. Tình hình mới trong khu vực một lần nữa đã làm hồi sinh khái niệm này như một cơ chế để hướng tới việc đảm bảo hòa bình và ổn định. Tuy Mỹ hối thúc Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhưng New Delhi đã miễn cưỡng trong việc đưa ra bất kỳ định dạng quân sự nào trong Quad. Khi Đại sứ Phạm Sanh Châu nêu rõ lập trường của Việt Nam rằng, Việt Nam phản đối việc gia nhập cùng bất kỳ quốc gia hay khối nào, ông cũng ủng hộ lập trường của Ấn Độ.

Việc đề cập đến chính sách “ba không” của Đại sứ Phạm Sanh Châu là rõ ràng. Trên thực tế, kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Việt Nam đã bị lôi kéo vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Theo chính sách này, Việt Nam không liên minh với một quốc gia nào chống lại nước khác, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ và cũng không tham gia vào một liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào. Nếu nhận xét của Đại sứ Phạm Sanh Châu ám chỉ Trung Quốc phản đối Việt Nam liên minh quân sự với một quốc gia nào khác, thì đó có vẻ là một lập trường hợp lý. Điều này là do Việt Nam chịu ảnh hưởng trên con đường trở thành ủy nhiệm của các cường quốc lớn hơn, và do đó, sẽ đi ngược lại với bất kỳ âm mưu quân sự nào trong khu vực. Bất chấp mối đe dọa từ Trung Quốc, giống như nhiều quốc gia khác, mối liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các nước ASEAN vẫn mạnh mẽ, và sự khác biệt chính trị không được phép làm suy yếu lợi ích kinh tế được quản lý bởi cơ chế đối thoại và tham vấn. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều ở tình huống tương tự.

Vào tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đã đến thăm Việt Nam và một số biên bản ghi nhớ giữa hai nước đã được ký kết. Ấn Độ cũng đã đề nghị huấn luyện các phi công chiến đấu Việt Nam dòng Sukhoi-30, giống như việc huấn luyện các thủy thủ Việt Nam trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo trong bốn năm qua.

Tình hình địa chính trị thay đổi trong khu vực là lý do thuyết phục khiến Ấn Độ và Việt Nam trở thành hai quốc gia thân thiện và có tầm nhìn chung về những thách thức trong khu vực và tìm cách giải quyết chúng, đó là lý do tại sao hai nước tăng cường hợp tác. Do đối đầu với Trung Quốc không phải là lựa chọn lý tưởng cho cả Ấn Độ và Việt Nam, nên lựa cách chọn chiến lược nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và tuân thủ các nguyên tắc như ưu tiên của luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và luật biển theo pháp luật quốc tế và UNCLOS để đảm bảo khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở và tự do dường như là sự lựa chọn hai bên mong muốn. Dự kiến một số vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết trong chuyến thăm của Tổng thống Kovind đến Việt Nam.

* GS Rajaram Panda, nhà phân tích chiến lược hàng đầu về các vấn đề quốc phòng và chiến lược về Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ - Thái Bình Dương, là Giáo sư tại ICCR Ấn Độ, tại Đại học Reitaku, Nhật Bản, hiện đang là Nghiên cứu viên cao cấp của Lok Sabha (Hạ viện) Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục