Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Điểm sách: Gạt bỏ tầng lớp trung lưu : Sự trỗi dậy của nền kinh tế tiến bộ và sự quay trở lại thịnh vượng chung

Điểm sách: Gạt bỏ tầng lớp trung lưu : Sự trỗi dậy của nền kinh tế tiến bộ và sự quay trở lại thịnh vượng chung

Nhà báo chính trị Michael Tomasky theo dõi một sự thay đổi thú vị giữa các nhà kinh tế tiến bộ, những người đang đảo ngược giáo điều bảo thủ trong nhiều thập kỷ và đưa ra một phiên bản thay thế của chủ nghĩa tư bản có thể mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người.

08:00 08-01-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

MICHAEL TOMASKY: biên tập viên hàng đầu của The New Republic. Ông cũng là biên tập viên của tạp chí Democracy: A Journal of Ideas, một cây bút bình luận cho tờ The New York Times và là người đóng góp thường xuyên cho mục The New York Review of Books. Ông là tác giả của bốn cuốn sách: Left for Dead (1996), Hillary's Turn (2001), Bill Clinton (2017) và If We Can Keep It (2019).

Trong “The Middle Out”, Michael Tomasky khẳng định, tổng thống Joe Biden đang đi theo đường lối thông minh trong thời đại bất bình đẳng và kiệt quệ tài chính ngày càng gia tăng.
Với những người cho rằng, đảng Dân chủ đang trong tình trạng hỗn loạn, gần như mất đi lá phiếu ủng hộ ít ỏi từ quốc hội tháng 11 và tiếp đến là Nhà Trắng năm 2024, Michael Tomasky có thông điệp dành cho bạn:
Hãy bình tĩnh.
Tomasky, biên tập viên tự do của tạp chí The New Republic, khẳng định,  Đảng Dân chủ đã được kiểm soát, thận trọng nghiêng dần về phía cánh tả, nơi mà nó thuộc về.
Ông cho rằng, đảng Dân chủ phát triển nhất khi họ tập trung vào nền kinh tế và những đường lối mà chính quyền lớn có thể giúp cuộc sống của người Mỹ bình thường trở nên công bằng hơn và an toàn hơn.
Trong “The Middle Out”, sự kết hợp hấp dẫn, tiết tấu nhanh giữa tính đảng phái và lịch sử, ông viết rằng, nó trở thành công thức chiến thắng kể từ thời Franklin Roosevelt, và giờ nó tìm thấy nhà quán quân ở vị tổng thống mới, người trước đây có chủ nghĩa dân túy kinh tế chưa được biết đến.
Câu chuyện bắt đầu với FDR, cha đẻ của chủ nghĩa tự do hiện đại, với Chính sách kinh tế mới mang lại hệ thống an toàn thiết yếu cho những người đói khổ và thất nghiệp mà không thực sự chấm dứt cuộc Đại Suy thoái.
Thế chiến II làm được điều đó, tạo ra hàng triệu việc làm lương cao nhưng ngắn hạn trong ngành công nghiệp quốc phòng. Liệu việc toàn dụng lao động được duy trì trong thời bình, hay đất nước chìm vào cuộc suy thoái khác?
Những thập kỷ sau đó hóa ra là thời kỳ thịnh vượng nhất lịch sử nước Mỹ. Tiền lương tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, quy mô tầng lớp trung lưu bùng nổ.
Theo Tomasky, lý do chính đến từ sự can thiệp chưa từng có tiền lệ của chính phủ tới nền kinh tế — phương pháp tiếp cận của học thuyết Keynes do Roosevelt khởi xướng, được các chính quyền tương lai của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tiếp nối, đến khi Ronald Reagan nhậm chức năm 1981.
Những năm 1940 và 1950 ra đời đạo luật G.I., đạo luật cho phép cựu chiến binh giải ngũ được hưởng nền giáo dục đại học và hỗ trợ khoản vay thế chấp lớn; Kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lập châu Âu bị chiến tranh tàn phá nhờ tài trợ của Mỹ; đạo luật Đường cao tốc quốc phòng và liên bang quốc gia khiến giá cả mọi thứ leo thang, từ những chiếc xe hơi ngốn xăng đến chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh; và ngân sách quốc phòng khổng lồ trong thời bình tăng vọt theo từng mối đe dọa mới của Cộng sản, dù có tồn tại hay không.
Đó là thời điểm thú vị nhưng bất ổn.
Phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính khiến đa số người dân không được hưởng lợi một cách công bằng, trong khi hậu quả của chủ nghĩa McCarthy vẫn còn đó.
Tuy nhiên, theo Tomasky ghi chép, bất chấp những thiếu sót, quốc gia đã có được “sự thịnh vượng chung, so với ngày nay.” Dân chúng có thể không biết nhiều về John Maynard Keynes, nhưng họ học cách tin tưởng vào vai trò ngày càng bành trướng của chính phủ trong cuộc sống của họ.
Tomasky đặc biệt quan tâm đến bất bình đẳng thu nhập. Đúng vậy, tiêu đề cuốn sách đề cập đến triết lý “trung lưu”, theo đó chính phủ cần xây dựng một nền kinh tế dân chủ hơn, thay vì một nhà nước bảo mẫu, bằng cách tập trung vào các đường lối để mở rộng tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, sử dụng chi phí từ tầng lớp thượng lưu.
Ông viết: “Chúng ta vẫn còn kẻ giàu và người nghèo”, so sánh những năm đầu thời hậu chiến với thời của chúng ta, “nhưng kẻ giàu không thực sự giàu, và cũng không nhiều”.
Mức thuế doanh nghiệp tăng và khung thuế cao hơn đối với tầng lớp thượng lưu (tất nhiên, bao gồm những kẽ hở và các khoản khấu trừ) cho phép chính phủ chi tiêu như chưa từng có.
Ngoài ra, văn hóa thời đó không khuyến khích tích lũy và phô trương của cải quá mức — là khi giám đốc điều hành không kiếm được nhiều hơn gấp trăm lần so với công nhân của họ, là khi các cầu thủ Major League Baseball phải làm việc ngoài mùa giải để hỗ trợ gia đinh.
Lực lượng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do tái xuất hiện khi nào? Theo Tomasky, những hạt giống đầu tiên được gieo trong cuốn sách “Capitalism and Freedom” (“Tư bản và tự do”) của Milton Friedman được xuất bản năm 1962.
Friedman, giáo sư đại học Chicago, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình viết các tập sách về chủ nghĩa tự do cho các nhà kinh tế học khác.
Nhưng “Capitalism and Freedom”, lập luận chính phủ không có quyền thực hiện phần lớn những việc chính phủ đã làm — như điều hành công viên quốc gia hay chu cấp An sinh xã hội — đã thu hút được nhiều độc giả hơn.
Tomasky nói: “Đó là tiêu đề xuất sắc”, và miêu tả Friedman, người đạt giải Nobel, là người theo chủ nghĩa lý tưởng và là người tự quảng bá không biết mệt mỏi. Và cuốn sách có lượng độc giả nhất định, “nhất là những người giàu có, hầu hết họ luôn coi thường Roosevelt và Keynes, thuế và chính phủ nhưng chẳng có ai xuất chúng và quyền lực trong số họ dám mổ xẻ sự thật.
Giờ thì họ dám làm.”
Đỉnh điểm là những năm 1970, khi những lời kêu gọi tư nhân hóa, cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định của Friedman đạt được sức hút chính trị.
Tomasky xuất sắc xây dựng lại những tư tưởng và cá tính đằng sau xu hướng tiến bộ “tân tự do” này.
Nhưng ông không liên kết chúng với những sự kiện tàn khốc khiến người Mỹ mất niềm tin vào cách xử lý của chính phủ về mặt kinh tế. Ông gần như không nhắc đến lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC, sự tẩy chay của Iran hay sự xuất hiện của “lạm phát đình đốn”, trong đó thất nghiệp và lạm phát, thường là hai cực đối lập, lại tăng cùng nhau.
Ngay cả Paul Volcker, chủ tịch cục Dự trữ liên bang, người sở hữu các chính sách hà khắc, được biết đến là người đảo ngược vòng xoáy kinh tế đi xuống, cũng không được đề cập đến.
Trong khi đảng Cộng hòa đóng vai phản diện trong “The Middle Out” thì đảng Dân chủ, cánh hữu của thượng nghị sĩ Elizabeth Warren cũng gặp khó khăn.
Tomasky viết về Bill Clinton: “Thực tế, ông ấy là tổng thống làm kinh tế thành công nhất trong 60 năm qua.” Tạo thêm công ăn việc làm, cũng như làm tăng thu nhập trung bình các hộ gia đình. Lạm phát được duy trì ổn định và thâm hụt lớn do Ronald Reagan gây ra biến mất. Như vậy, Clinton trao cho George W. Bush món quà hiếm có nhất: thặng dư 236 tỷ USD.
Quá tuyệt vời!
Tomasky phê phán các chính sách được khen ngợi nhiều nhất của Clinton — cải cách phúc lợi, bãi bỏ quy định tài chính, ngân sách cân bằng — vì làm nới rộng khoảng cách giữa kẻ giàu và những người còn lại.
Không phải Clinton không quan tâm; Tomasky rất  cẩn thận khen ngợi ông vì đầu tư nhiều vào khoa học, giáo dục và tăng mức lương tối thiểu.
Đúng hơn Clinton quá thường xuyên ưu ái thị trường tự do khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Tomasky diễn tả: “Ông từng nói rất hay rằng ‘kỷ nguyên của chính quyền lớn đã kết thúc,’ cụm từ này sẽ mãi mãi gắn liền với tên tuổi của ông.”
Các nhà kinh tế tự do và các nhà hoạch định chính sách trong “The Middle Out” nhất trí rằng, cả Clinton và Barack Obama đều quá thân thiết với các nhà tài trợ phố Wall và thung lũng Silicon, cả hai đều lo ngại hậu quả chính trị khi bị gán là những kẻ chi tiêu phung phí. Bởi vậy, họ đánh giá thấp công lao của Roosevelt và Keynes.
Đại dịch đã cho tổng thống Biden một cơ hội và ông đáp lại bằng kế hoạch giải cứu trị giá 1,9 ngàn tỷ USD bao gồm các khoản chi cho trường học, an toàn công cộng, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng.
Tiếp đến là Joe Biden, với 36 năm sự nghiệp tại Thượng viện ở khu vực trung tâm của đảng Dân chủ.
Tomasky viết rằng, nhưng khi tranh cử tổng thống năm 2020, ông quyết định theo cánh tả — vì lý do chính đáng.
Cơ cấu bộ máy của đảng Dân chủ ngày càng tự do hơn trong những năm gần đây, được thúc đẩy bởi các nhà hoạt động và các nhà tư tưởng trí thức đồng cảm với việc giải quyết các vấn đề lớn thông qua các lý luận kinh tế học Keynes. Bao gồm ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đến nền kinh tế toàn cầu. Chỉ có chính phủ liên bang mới có đủ nguồn lực để đối phó với nó.
Ngay cả chính quyền Trump cũng mở kho bạc để phát triển vắc xin, trong khi miễn cưỡng ủng hộ đạo luật CARES trị giá 2,2 ngàn tỷ USD để giữ cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, đối với Biden và các cố vấn của ông, đại dịch phơi bày những bất bình đẳng mà trước đây, phương pháp của Keynes từng góp phần giảm thiểu.
Người Mỹ nghèo hơn, đặc biệt là người da đen và gốc Tây Ban Nha, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn.
Nhiều người phải chịu đựng bệnh trạng bị mắc sẵn trước khi có bảo hiểm; nhiều người khác thì không có phương tiện di chuyển đến các trung tâm tiêm chủng; và để so sánh thì, rất ít người có được sự xa xỉ làm việc tại nhà.
Biden đáp lại bằng kế hoạch giải cứu trị giá 1,9 ngàn tỷ USD gồm các khoản chi khổng lồ cho trường học, an toàn công cộng, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng — tất cả đều hướng tới tương lai vượt qua đại dịch.
Sự thay đổi lớn trong xã hội đòi hỏi chất xúc tác, và trong trường hợp này là một loại virus chết người.
Tomasky viết: “Đại dịch là thảm kịch kinh hoàng, nhưng về mặt chính trị, nó mở ra cơ hội cho chủ nghĩa tự do nước Mỹ”. Liệu điều này có đủ giữ cho đảng Dân chủ kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng hay không, vẫn còn phải xem xét.
Để miêu tả được hình ảnh chính quyền lớn ủng hộ tầng lớp lao động và trung lưu, cần những nỗ lực nhất định. Ngay cả cách ứng phó quy mô lớn của liên bang đối với đại dịch mà Tomasky ca ngợi cũng khiến người Mỹ coi Washington như kẻ thù có ý định kiểm soát cuộc sống của họ nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo Tomasky, tầm nhìn tự do cho nước Mỹ — rằng phụng sự đất nước tốt nhất khi thịnh vượng được chia sẻ rộng khắp — sẽ chiến thắng nếu đảng Dân chủ có thể chứng minh rằng họ “là những người quản lý kinh tế tốt hơn nhiều theo bất kỳ thước đo chính nào”.
Sẽ rất khó thuyết phục, với tình hình lạm phát và các vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay, nhưng lập luận này đã mang lại hiệu quả có chọn lọc trong quá khứ. Tóm lại, lịch sử như đang đứng về phía Tomasky.

 

 

Cùng chuyên mục