Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Ấn Độ thứ 62 về chỉ số phát triển bao trùm

Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Ấn Độ thứ 62 về chỉ số phát triển bao trùm

Theo bảng xếp hạng được công bố vào ngày 22/1/2018, Ấn Độ đứng thứ 62 trong số các nền kinh tế mới nổi trong bảng Chỉ số Phát triển bao trùm (Inclusive Development Index), thấp hơn nhiều so với vị trí thứ 26 của Trung Quốc và thứ 47 của Pakistan.

06:22 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Na Uy vẫn là nền kinh tế phát triển có chỉ số bao trùm cao nhất trên thế giới, trong khi Lithuania lại đứng đầu danh sách các nền kinh tế mới nổi, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nói rằng, họ công bố chỉ số này ở Davos trước khi bắt đầu cuộc họp thường niên của WEF, Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự sự kiện năm nay.

WEF cho biết, chỉ số này tính đến "mức sống, sự bền vững về mặt môi trường và bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi gánh nặng nợ nần". WEF kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy khẩn trương chuyển sang một mô hình tăng trưởng và phát triển tổng thể mới, và cho rằng, sự phụ thuộc vào GDP như một thước đo của thành tựu kinh tế đang thúc đẩy chủ nghĩa ngắn hạn và bất bình đẳng.

Năm 2017, Ấn Độ đứng thứ 60 trong số 79 nền kinh tế đang phát triển, so với vị trí thứ 15 của Trung Quốc và 52 của Pakistan.

Chỉ số năm 2018 đánh giá sự tiến triển của 103 nền kinh tế trên ba trụ cột chính: tăng trưởng và phát triển; tính bao trùm; và công bằng liên thế hệ. Bảng xếp hạng được chia thành hai phần: Phần thứ nhất bao gồm 29 nền kinh tế phát triển và phần thứ hai gồm 74 nền kinh tế mới nổi.

Chỉ số này cũng đã phân loại các quốc gia theo 5 mức độ dựa trên xu hướng tổng thể 5 năm về điểm số phát triển bao trùm toàn diện của họ gồm: giảm sút, giảm sút chậm, ổn định, tiến bộ chậm và tiến bộ.

Mặc dù điểm số chung thấp, nhưng Ấn Độ là một trong 10 nền kinh tế mới nổi có xu hướng "tiến bộ". Chỉ có hai nền kinh tế phát triển có xu hướng "tiến bộ".

Trong số các nền kinh tế phát triển, đứng sau Na Uy là Ireland, Luxembourg, Thụy Sĩ và Đan Mạch trong top 5.

Các nền kinh tế nhỏ ở châu Âu chiếm ưu thế trên đầu bảng xếp hạng, với Australia (9) nền kinh tế ngoài châu Âu duy nhất nằm trong top 10. Trong số các nền kinh tế G7, Đức (12) đứng cao nhất. Tiếp theo là Canada (17), Pháp (18), Anh (21), Mỹ (23), Nhật Bản (24) và Ý (27).

Năm quốc gia mới nổi xếp nhất bao gồm Lithuania, Hungary, Azerbaijan, Latvia và Ba Lan.

Xếp hạng các nền kinh tế BRICS có thứ tự không đồng đều, Nga xếp thứ 19, tiếp theo là Trung Quốc (26), Brazil (37), Ấn Độ (62) và Nam Phi (69).

Về ba trụ cột tạo nên chỉ số này, Ấn Độ đứng thứ 72 về bao trùm, thứ 66 về tăng trưởng và phát triển, và thứ 44 về sự công bằng giữa các thế hệ.

Các nước láng giềng xếp hạng trên Ấn Độ gồm có Sri Lanka (40), Bangladesh (34) và Nepal (22). Các nước xếp hạng cao hơn Ấn Độ bao gồm: Mali, Uganda, Rwanda, Burundi, Ghana, Ukraina, Serbia, Philippines, Indonesia, Iran, Macedonia, Mexico, Thái Lan và Malaysia.

Theo WEF, mặc dù Trung Quốc đứng đầu trong số các nền kinh tế mới nổi về tăng trưởng GDP bình quân đầu người (6,8%) và tăng trưởng năng suất lao động (6,7%) kể từ năm 2012, nhưng điểm số về tính bao trùm lại tụt giảm.

Điều này cho thấy, hàng thập kỷ ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn công bằng xã hội đã dẫn đến mức độ giàu có và bất bình đẳng về thu nhập cao trong lịch sử, và khiến các chính phủ bỏ lỡ vượt ra khỏi vòng luẩn quẩn, trong đó tăng trưởng được củng cố bằng việc chia sẻ rộng rãi hơn và tạo ra mà không gây căng thẳng quá mức cho môi trường hay để lại gánh nặng cho các thế hệ tương lai.

WEF cho biết, sự phụ thuộc quá mức vào chỉ số GDP như là chỉ số chính của hiệu quả kinh tế quốc gia của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách là một phần của vấn đề.

GDP cho thấy sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện tại thay vì mức độ đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội rộng lớn như được thể hiện trong thu nhập gia đình trung bình, cơ hội việc làm, an ninh kinh tế và chất lượng cuộc sống.

WEF cũng cho rằng, các nước giàu và nghèo cũng đang nỗ lực để bảo vệ các thế hệ tương lai, bởi vì nó nhắc nhở rằng, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh không nên quá kỳ vọng vào tăng trưởng cao sẽ là liều thuốc cho những thất vọng xã hội, bao gồm cả những thế hệ trẻ đã làm rung chuyển nền chính trị của nhiều quốc gia trong những năm gần đây.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.thehindu.com/business/Economy/wef-ranks-india-at-62nd-place-on-inclusive-development-index/article22491289.ece

Nguồn:

Cùng chuyên mục