Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu bộ sách "Những tranh luận mới về chủ nghĩa xã hội" Tập 1: “Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn” (Phần 2)

Giới thiệu bộ sách "Những tranh luận mới về chủ nghĩa xã hội" Tập 1: “Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn” (Phần 2)

Từ khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực đến nay, cuộc đấu tranh giữa của nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ngày càng chứng tỏ là vấn đề trung tâm của thời đại, chi phối mọi quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Bộ sách “Những tranh luận mới về chủ nghĩa xã hội” tập hợp công trình của gần 100 học giả trên thế giới luận bàn về chủ nghĩa xã hội. Bộ sách gồm hai tập: Tập 1: “Chủ nghĩa xã hội: từ lý luận đến thực tiễn”, Tập 2: “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”.

01:03 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

“NHỮNG TRANH LUẬN MỚI VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”

TẬP 1: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

Chỉ đạo biên soạn và xuất bản: GS, TS Tạ Ngọc Tấn
Đồng chủ biên: PGS, TS Lê Văn Toan; TS Phương Sơn
Tổ chức biên soạn, biên dịch và hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan; PGS, TS Trần Minh Trưởng; TS Phương Sơn; ThS Nguyễn Chí Hướng; ThS Nguyễn Thái Bình; TS Nguyễn Thị Phương Thủy; ThS Phùng Thị Thanh Hà; ThS Đỗ Khương Mạnh Linh; ThS Nguyễn Thị Dung; ThS Đinh Xuân Hà
Nhà xuất bản: Lý luận chính trị, Hà Nội, 2016
Tập 1 của bộ sách mang tựa đề “Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn” gồm hai phần: phần 1: “Những tranh luận về vấn đề cơ bản của chủ nghĩa xã hội” và phần 2: “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX: Những tranh luận về nội dung và cách thức tiến hành”.

 

Phần 2, tập 1 giới thiệu 15 công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới bàn sâu về chủ nghĩa xã hội thế kỷ XX: nội dung và cách thức tiến hành.

Giáo sư Xiao Feng khái quát bốn sự kiện lớn của phong trào xã hội chủ nghĩa thế kỷ XX: hai sự kiện đầu thế kỷ XX là Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và Cách mạng Trung Quốc thành công và sau Đại chiến Thế giới thứ hai, thành lập hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa. Hai sự kiện cuối thế kỷ XX là Liên Xô, Đông Âu tan rã làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới gặp thất bại lớn; Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện cục diện phát triển mới. Giáo sư còn nêu bật hai sự việc không nhỏ và có ảnh hưởng rất lớn là: cuộc đại luận chiến của phong trào cộng sản quốc tế từ cuối năm 50 đến giữa những năm 60 thế kỷ XX và cuộc Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Đó là những sự kiện có ảnh hưởng sâu xa đến phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Giáo sư cũng nêu bật bốn tìm tòi trên một số vấn đề khó của lịch sử và cho rằng có hai chiến lược lớn dưới điều kiện một quả địa cầu hai chế độ[1].

Giáo sư A.V.Buzgalin - nhà kinh tế, nhà chính luận cánh tả Nga - tự hào về phong trào xã hội chủ nghĩa ở Nga đã biến đất nước Nga từ một đất nước 80% dân số là nông dân, tuyệt đại đa số mù chữ, một bộ phận trí thức giới tinh hoa sợ hãi chạy ra nước ngoài sống lưu vong trở thành một đất nước có trình độ phát triển cao, là siêu cường thứ hai trên thế giới, nhưng tất cả đã chấm dứt năm 1991 với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Tác giả lý giải nguyên nhân của sự sụp đổ và từ đó rút ra 10 bài học cho chủ nghĩa xã hội tương lai[2]. TS Cheng Youzhong, sau khi luận giải những bài học kinh nghiệm từ Liên Xô đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản và khẳng định rằng, công thức xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin trước khi xảy ra nội chiến là chỉ dẫn sáng suốt: “Chính quyền xô viết + trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và tổ chức tơrớt của Mỹ + giáo dục quốc dân,… của Mỹ +… = tổng hòa = chủ nghĩa xã hội”. Sau khi kết thúc nội chiến, vào thời gian trước khi đề xuất chính sách kinh tế mới (NEP), Lênin còn yêu cầu phải học tập, tận dụng chủ nghĩa tư bản trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, pháp luật, quản lý nhà nước,…[3]. Các tác giả Jin Huimin, Li Zhongfu đi sâu phân tích, đánh giá việc nghiên cứu lý luận của các học giả Nhật Bản, từ đó minh giải những điều chỉnh lý luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Các tác giả cho biết, các học giả Nhật Bản nghiên cứu sâu chủ nghĩa Mác từ các trước tác Bản thảo viết tay kinh tế triết học năm 1844, Hệ tư tưởng Đức, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, bộ Tư bản, gần như toàn bộ các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin đến các tác phẩm của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, và họ luôn nhấn mạnh phải phát triển chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng, thực hiện chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản tuy rất khó nhưng họ tràn đầy lòng tin về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản[4].

Khi bàn về sự phê phán của những nhà nghiên cứu Mác phương Tây đối với chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, tác giả Xiahen đã lược khảo quan điểm của các học giả thuộc trường phái Frankfurt như Karl Korseh, Herbert Marcuse và nhiều học giả khác. Trường phái này cho rằng, lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội trong triết học Mác là triết học thực tiễn thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trên nền tảng chủ nghĩa duy vật lịch sử, còn triết học nhất nguyên luận của chủ nghĩa duy vật Lênin tách rời cơ sở thực tiễn của triết học Mác. Các nhà mácxít theo chủ nghĩa tồn tại của Pháp - Henri Lefebvre và các nhà triết học Lukacs và Gramsci - thừa nhận rằng, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Lênin và họ phê phán chủ nghĩa Stalin. Tác giả Xiahen chỉ rõ, khi phê phán ý thức hệ, phê phán thể chế kinh tế, phê phán thể chế chính trị ở Liên Xô, các nhà mácxít phương Tây chỉ ra nhiều điểm đúng, nhưng có nhiều sai sót, bất cập do họ không hiểu tường tận hoàn cảnh trong và ngoài nước của Liên Xô, và, quan trọng hơn là trào lưu tư tưởng của họ đối lập với ý thức hệ Liên Xô[5].

Những tranh luận về chủ nghĩa xã hội thị trường đã có lịch sử lâu dài từ những năm 30 thế kỷ XX với các trường phái, một bên là Lange, Lemer, Taylor và một bên là Hayek. Đến những năm 50 thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Đức A. Hayman nêu ra một cách không rõ ràng về chủ nghĩa xã hội thị trường. Bắt đầu những năm 80 thế kỷ XX, nhà kinh tế học nước Anh A.Newffer phân tích sâu sắc những tệ hại của thể chế kinh tế kế hoạch ở Liên Xô, đề xuất chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội thị trường. Nhưng chủ trương này của Newffer đã bị nhà kinh tế học người Bỉ E.Mander phản bác. Cuộc tranh luận của hai học giả này đã kéo theo tranh luận của các học giả khác về khả năng chủ nghĩa xã hội thị trường có thể quay trở lại chủ nghĩa tư bản hay không của Giáo sư Arnald, trường Đại học Labana và Giáo sư Schweickart, trường Đại học Loydla ở Mỹ. Vào giữa những năm 80 thế kỷ XX, được sự ủng hộ của Công Đảng Anh, các học giả Anh là S. Asteling và U. L. Gland biên soạn tác phẩm “chủ nghĩa xã hội thị trường”, trình bày một cách có hệ thống quan điểm của họ về chủ nghĩa xã hội thị trường. Từ đầu những năm 1990, đến đầu thế kỷ XXI, khi diễn ra sự biến ở Liên Xô và sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thì giới lý luận cánh tả phương Tây lại dấy lên một cuộc tranh luận về chủ nghĩa xã hội thị trường, một số tờ tạp chí tự xưng là “chủ nghĩa Mác độc lập” ở Anh, Mỹ như các tờ Khoa học xã hội, Bình luận kinh tế chính trị cấp tiến, Bình luận của phái cánh tả mới lần lượt thảo luận về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, xuất bản chuyên san, một số tác phẩm về chủ nghĩa xã hội thị trường của các học giả như D.Milldar, S.Bauers, P.Partall và J.Rhomer. Các tác giả đã đề xuất nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội thị trường như: chủ nghĩa xã hội thị trường công cộng, chủ nghĩa xã hội thị trường xí nghiệp tự trị, chủ nghĩa xã hội thị trường kinh tế hỗn hợp, chủ nghĩa xã hội thị trường xã hội hóa. Các cách tiếp cận của các học giả Joseph E.Stiglitz khi tranh luận về chủ nghĩa xã hội thị trường và tác giả Lại Phong khi phân tích những tranh luận giữa chủ nghĩa xã hội thị trường đương đại và chủ nghĩa tân tự do cho chúng ta thấy tính đa dạng, phức tạp và sự không đồng nhất trong tư tưởng đương đại về chủ nghĩa xã hội thị trường[6].

Khi trả lời phỏng vấn do Rebecca Vetmur, Raian Romard thực hiện, Maicơn Lebovitx - nhà mác xít Canada, Giáo sư kinh tế học Trường Đại học Saimon Phreider ở Vancuver, Canada - khẳng định, khủng hoảng kinh tế tài chính nằm ngay trong bản chất tư bản chủ nghĩa, trong máu thịt của nó. Cuộc khủng hoảng này là có tính thường xuyên, theo chu kỳ, có tính hệ thống. Nó chỉ được chấm hết, không tái sinh khi có một giai cấp tự giác và có tổ chức kết liễu chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa[7]. Sau khi phân tích từ khủng hoảng chủ nghĩa tư bản toàn cầu đến chủ nghĩa xã hội toàn thế giới, Giáo sư V.I.Dobrenkov cho rằng, nhiệm vụ của các nhà khoa học có tư tưởng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới là nghiên cứu con đường và phương pháp quá độ từ chủ nghĩa tư bản thế giới đến chủ nghĩa xã hội thế giới, nghiên cứu về việc có thể có toàn cầu hóa xã hội chủ nghĩa, có chủ nghĩa xã hội thế giới như thế nào?[8].

Xuất phát từ bối cảnh những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI và đối tượng nghiên cứu cụ thể là đất nước Slôvakia, Tiến sĩ Shev Lozef đi sâu phân tích thực trạng xã hội trên các bình diện chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hóa, quản lý nhà nước Slôvakia đương đại, so sánh với những thành tựu trước đây để khẳng định rằng, đất nước Slôvakia muốn được phục hưng xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tự do, công bằng, bình đẳng, hạnh phúc thì rất cần một Đảng Cộng sản vững mạnh[9].

Khi phân tích về phong trào cánh tả, về mô hình, cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội châu Mỹ Latinh, học giả Andy Mclnerney đã đi sâu phân tích bối cảnh thời đại, phong trào dân chủ thể hiện ở bầu cử dân chủ đã đưa nhiều nước châu Mỹ Latinh dần thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ, tự chủ xây dựng thể chế chính trị cho đất nước mình như Brazil, Achentina, Urugoay, Venezuela, Nicaragoa, Chile, Bolivia,v.v.[10] Tác giả người Mỹ Hector E. Schamis đi sâu phân tích khuynh hướng cánh tả Mỹ Latinh, so sánh giữa chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa xã hội và các thể chế dân chủ, phân tích sự gắn kết chưa vững giữa các phong trào, chỉ ra sự thành công và những thiếu hụt cần bổ sung cho nhau của phe cánh tả. Ông cho rằng, trong một chế độ dân chủ, các phương tiện đều có tác dụng thực sự và không chỉ là hình thức[11].

Tác giả Cheng Xinxin đi sâu phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa con đường thứ ba với chủ nghĩa xã hội dân chủ truyền thống trên các bình diện: triết học, chính trị, chế độ sở hữu và chính sách kinh tế, vai trò của nhà nước và chính quyền của chính phủ, chế độ phúc lợi xã hội, dân chủ và nhân quyền, chính sách quốc tế, v.v. để tìm ra được nhiều điểm khác nhau, nhưng nhìn từ điểm cơ bản, phương pháp luận, giá trị quan, tư tưởng triết học và lập trường chính trị cơ bản của chúng vẫn truyền từ đời này sang đời khác[12]. (Xem tiếp tập 2)

(Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ)

[1] Xem: Xiao Feng, “Sơ lược hồi tưởng 100 năm thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và tiền đồ của nó”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, số 1-2002.

[2] Xem: A.V.Buzgalin, “Liên Xô: 10 bài học cho chủ nghĩa xã hội của tương lai”, Itellektul’naja Rossija, số 1-2012

[3] Xem: Cheng Youzhong, “Nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản: Bài học kinh nghiệm của Liên Xô”, Tạp chí chủ nghĩa xã hội khoa học, số 6-2001.

[4] Xem: “Việc nghiên cứu lý luận xã hội chủ nghĩa của các học giả Nhật Bản và sự điều chỉnh lý luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, kỳ 1-2002.

[5] Xem: Xiahen, “Luận bàn về sự phê phán của những nhà chủ nghĩa Mác Phương Tây đối với chủ nghĩa xã hội Liên Xô”, Tạp chí Khoa học xã hội Ninh Hạ, số 3 th&

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục