Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách: Chiến thắng mong manh: Ấn Độ và những mâu thuẫn

Giới thiệu sách: Chiến thắng mong manh: Ấn Độ và những mâu thuẫn

01:36 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Tác giả: Jean Dreze, Amartya Sen

Penguin UK, ngày 04 thg 7, 2013 - 448 trang

Đây là tác phẩm của hai nhà kinh tế hàng đầu Ấn Độ, Jean Drèze (tác giả của cuốn “Tình trạng đói nghèo và hành động cộng đồng”) và người đã giành giải Nobel, Amartya Sen (tác giả của cuốn “Ý tưởng công bằng”), “An Uncertain Glory” (Chiến thắng mong manh) là một tranh luận sôi nổi và được xem xét từ mọi khía cạnh về sự cần thiết phải có những hiểu biết lớn hơn về bất bình đẳng ở Ấn Độ, bên cạnh phát triển kinh tế.

Khi Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân cai trị vào năm 1947, nó ngay lập tức thông qua một hệ thống chính trị dân chủ vững chắc với đa đảng, tự do ngôn luận và các quyền chính trị rộng mở. Các nạn đói của thời kỳ thực dân Anh biến mất, và tăng trưởng kinh tế ổn định đã thay thế sự trì trệ và được thúc đẩy hơn nữa trong ba thập kỷ qua đã làm cho Ấn Độ trở thành nước có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai trong các nền kinh tế lớn. Mặc dù có một sự suy giảm gần đây, những nó vẫn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.

Duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng bền vững với môi trường vẫn là một mục tiêu quan trọng dẫn đến thành công của Ấn Độ. Drèze và Sen cho rằng, vấn đề chính của quốc gia nằm ở chỗ, không quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của người dân. Có những thất bại lớn cả trong việc thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của người dân và tận dụng tốt nguồn lực công được tạo ra bởi sự tăng trưởng kinh tế để nâng cao điều kiện sống của nhân dân; dịch vụ xã hội và vật chất vẫn còn thiếu, từ học hành và chăm sóc y tế đến an toàn điện, nước, và vệ sinh. Về lâu dài, thậm chí tăng trưởng kinh tế cao còn bị đe dọa bởi sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng và sự coi thường khả năng con người, trái ngược với cách tiếp cận toàn diện tiên phong của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong một nền dân chủ, giải quyết những thất bại này đòi hỏi không chỉ sự thay đổi chính sách quan trọng, mà còn cần phải có một hiểu biết chung rõ ràng hơn về mức độ tệ hại của sự tước đoạt được mở rộng đến khôn cùng xảy ra trong nước. Tuy nhiên, những thảo luận công khai ở Ấn Độ có xu hướng bị hạn chế trong phạm vi cuộc sống và mối quan tâm của những người tương đối giàu có. Cuốn sách này trình bày một phân tích mạnh mẽ không chỉ về sự tước đoạt và bất bình đẳng của Ấn Độ, mà còn về các hạn chế trong việc giải quyết chúng - và các khả năng thay đổi thông qua thực hành dân chủ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục