Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giới thiệu sách: Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử

Giới thiệu sách: Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử

Là một học giả nổi tiếng phương Tây (Nhận giải Nobel Hoà bình 1952) nghiên cứu triết lý Ấn Độ. Albert Schweizer đã phân tích và nêu lên sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và tư tưởng phương Tây để độc giả nắm bắt dễ dàng những điều uyên áo trong kho tàng tư tưởng Ấn Độ suốt theo dòng lịch sử từ kinh Veda ra đời cho đến ngày nay.

01:00 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Albert Schweizer là một học giả nổi tiếng phương Tây, đã được nhận giải Nobel Hoà bình 1952. Ông cũng rất say mê nghiên cứu về Ấn Độ và triết lý Ấn Độ.

Cuốn sách ngắn “Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử” của ông đã giúp cho những độc giả, những người sống ngoài lãnh thổ Ấn Độ, đặc biệt ở Phương Tây – quen thuộc hơn với các tư tưởng đại diện cho Ấn Độ cũng như những nhân cách lớn hiện thân cho các tư tưởng này. Hiểu sâu tư tưởng Ấn Độ, phân tích và bàn về sự khác biệt giữa nó và tư tưởng của phương Tây sẽ giúp ta hiểu triết lý của chính mình rõ ràng hơn.

Muốn thực sự hiểu tư tưởng Ấn Độ, ta phải hiểu những vấn đề mà nó giáp mặt cũng như cách nó xử lý chúng. Việc cần phải làm là tìm hiểu và giải thích tiến trình phát triển của tử tưởng Ấn Độ, từ khi kinh Veda ra đời cho tới ngày nay. Khi phân tích tiến trình phát triển của một hệ tư tưởng, ta phải có khả năng phân tích, so sánh, không để các ý tưởng pha trộn và tìm hiểu chúng tồn tại và có liên hệ với nhau như thế nào.

Albert Schweizer đã phân tích và nêu lên sự khác biệt giữa triết học Ấn Độ và tư tưởng phương Tây để độc giả nắm bắt dễ dàng những điều uyên áo trong kho tàng tư tưởng Ấn Độ suốt theo dòng lịch sử từ kinh Veda ra đời cho đến ngày nay.

Tác giả rất tâm đắc khi khám phá ra điểm nổi bật: sự pha trộn giữa tư tưởng vừa chối bỏ vừa chấp nhận cuộc sống và thế giới đã sản sinh ra nét đặc thù của tư tưởng Ấn Độ, đồng thời quyết định sự phát triển của nó.

Tác giả không mô tả chi tiết, chỉ phân tích giúp độc giả hiểu được nền triết học này nhìn nhận và đánh giá những rắc rối của cuộc sống như thế nào và nó đã làm gì để giải quyết những rắc rối ấy. Cuối cùng, Abert Schweizer đi đến nhận định rằng cả hai dòng tư tưởng phương Tây và Ấn Độ đều chứa đựng những kho báu minh triết của con người: và hy vọng nhân loại sẽ sớm chào đón một dòng tư tưởng hoàn thiện hơn, mang đậm hơi thở nhân sinh, đồng thời ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần và đạo đức của con người.

Mục lục:

Lời nói đầu

Tư tưởng phương Tây và tư tưởng Ấn Độ

Sự phát sinh của ý tưởng từ bỏ cuộc sống và Thế giới trong triết lý Ấn Độ

Giáo huấn trong kinh Upanishads

Học thuyết Samkhya

Đạo jaina

Đức Phật và giáo huấn của Người

Đạo Phật sau này ở Ấn Độ

Đạo Phật ở Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ

Đạo Phật ở Nhật Bản

Học thuyết Bà La Môn mới

Thế giới quan Bà La Môn trong bộ luật Manu

Đạo Hindu và đạo thần bí Bhakti

Chí Tôn Ca

Từ Chí Tôn Ca đến ngày nay

Tư tưởng Ấn Độ hiện đại

Một lần nhìn lại

Trân trọng giới thiệu!

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục