Kế hoạch đưa Ấn Độ vào tốp 5 quốc gia hàng đầu trong sản xuất thiết bị y tế
Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch thúc đẩy nhanh lĩnh vực thiết bị y tế khi đưa ra dự thảo chính sách dành riêng cho lĩnh vực này. Hiện nay, lĩnh vực này đang được áp dụng chính sách quản lý dược phẩm.
Trên tinh thần atmanirbhar (tự lực), chính phủ Ấn Độ có kế hoạch cắt giảm phụ thuộc nhập khẩu xuống một nửa trong 10 năm tới.
Theo tài liệu tiếp cận về dự thảo Chính sách thiết bị y tế quốc gia 2022, được phát hành bởi Cục dược phẩm thuộc Bộ hóa chất và phân bón, “lĩnh vực thiết bị y tế sẽ được đặt trên con đường tăng trưởng nhanh hơn” để tăng khả năng người dân tiếp cận và chi trả các sản phẩm.
Dự thảo đã được chuẩn bị để lấy ý kiến từ công chúng, từ chuyên gia trong ngành và lĩnh vực thiết bị y tế trước ngày 25 tháng 3 năm 2022.
Dự thảo cũng ghi rõ “Chính phủ nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ 80% như hiện nay xuống dưới 30% trong 10 năm tới và đảm bảo tỷ lệ tự lực 80% trong lĩnh vực Công nghệ Y tế bằng cách đảm bảo Sản xuất tại Ấn Độ với các mục tiêu SMART”.
Dự thảo chính sách này dự kiến đến năm 2047, Ấn Độ sẽ là một trong 5 trung tâm sản xuất toàn cầu hàng đầu về giá trị và công nghệ thiết bị y tế.
Dự thảo cũng đặt mục tiêu rằng, Ấn Độ sẽ khởi xướng 25 nội dung công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ y tế.
Dự thảo đưa ra tầm nhìn: “Ấn Độ sẽ trở thành nhà vô địch trong các lĩnh vực quan trọng, chẩn đoán ung thư, hình ảnh y tế, quét siêu âm, hình ảnh phân tử và công nghệ PCR”.
Ấn Độ đặt mục tiêu chiếm 10-12% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị y tế, đạt trị giá 100-300 tỷ USD. Ấn Độ cũng đặt mục tiêu thiết lập 50 cụm thử nghiệm nhanh đối với thiết bị y tế để thúc đẩy phát triển và đổi mới sản phẩm.
Mục tiêu hàng đầu trong dự thảo chính sách
Chính sách Thiết bị Y tế Quốc gia Ấn Độ 2022 dài 38 trang đưa ra lộ trình rõ ràng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành.
Chính sách này ủng hộ việc số đông người dân sẽ được tiếp cận một cách công bằng và phổ biến với cơ sở hạ tầng thiết bị y tế, thông qua tự động hóa và cung cấp qua mạng.
Ngoài khả năng tiếp cận, chính sách này còn nhằm mục đích cải thiện kết quả lâm sàng thông qua chẩn đoán sớm bệnh và tăng độ chính xác trong điều trị để giảm gánh nặng bệnh tật.
Dự thảo cũng nhấn mạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển và đổi mới, với trọng tâm là tăng cường hợp tác, quan hệ đối tác toàn cầu và liên doanh để thu hẹp khoảng cách giữa chương trình giảng dạy học thuật và các yêu cầu trong thực tế cuộc sống.
Kế hoạch này nhằm đảm bảo phát triển nguồn nhân lực và giới thiệu chương trình giảng dạy phù hợp ở cấp độ giáo dục đại học để tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác giữa bác sĩ và kỹ thuật viên, cùng với kỹ năng của các bên liên quan khác nhau bao gồm bác sĩ, kỹ thuật viên, kỹ sư dịch vụ, với trọng tâm là tạo ra các công việc cao cấp và đổi mới kỹ năng trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Theo dự thảo chính sách, chính phủ sẽ tham gia vào quá trình “tạo nhận thức và định vị thương hiệu với trọng tâm là truyền thông chủ động”.
Chính phủ sẽ nâng cao nhận thức về lĩnh vực này tại các diễn đàn quan trọng trong nước và toàn cầu, định vị Ấn Độ là trung tâm sản xuất thiết bị y tế như một phần của sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ, Sản xuất cho Thế giới”.
Tình hình hiện nay
Theo dự thảo chính sách, quy mô thị trường hiện tại của lĩnh vực thiết bị y tế ở Ấn Độ được ước tính là 11 tỷ USD và thị phần của Ấn Độ trên thị trường thiết bị y tế toàn cầu là khoảng 1,5%. Dự thảo cho biết: “Lĩnh vực thiết bị y tế ở Ấn Độ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai”.
Gần đây, đóng góp của ngành thiết bị y tế Ấn Độ càng trở nên nổi bật hơn khi quốc gia này hỗ trợ cuộc chiến toàn cầu ưng phó với đại dịch Covid-19 thông qua việc sản xuất các thiết bị y tế và thiết bị chẩn đoán như máy thở, bộ RT-PCR, nhiệt kế IR, bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân PPE, và khẩu trang N-95.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024