Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ: Cải cách - Tự do hóa (Phần 3)

Kinh tế Ấn Độ: Cải cách - Tự do hóa (Phần 3)

Từ tháng 7 năm 1991, Chính phủ Ấn Độ đã chính thức quyết định thực hiện chính sách cải cách theo hướng tự do hóa. Quyết định này có thể nói là bước chuyển cơ bản, một bước ngoặt trong chiến lược công nghiệp hóa nói riêng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Ấn Độ, đã và đang là một trong những yếu tố tạo đà cho kinh tế Ấn Độ cất cánh nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. Chính nhờ thực hiện một cuộc cải cách mang tính cách mạng và toàn diện theo hướng tự do hóa, GDP của Ấn Độ đã liên tục tăng từ năm khởi đầu cải cách 1991 đến nay, làm thay đổi cơ cấu, diện mạo và sức mạnh nền kinh tế.

06:51 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Kinh tế Ấn Độ: Cải cách - Tự do hóa

PGS, TS Đỗ Đức Định*

3. Thành quả và triển vọng

Chính nhờ thực hiện một cuộc cải cách mang tính cách mạng và toàn diện theo hướng tự do hóa, GDP của Ấn Độ đã liên tục tăng từ năm khởi đầu cải cách 1991 đến nay, làm thay đổi cơ cấu, diện mạo và sức mạnh nền kinh tế. Ấn Độ không những đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, mà đã nâng tốc độ tăng GDP từ 1,1% năm 1991 lên bình quân 5,5% trong giai đoạn 11 năm từ 1991 đến 2001, sau đó tăng lên đạt bình quân 7,5%/ năm trong giai đoạn 11 năm tiếp theo từ 2002 đến 2012 (Bảng 1).

Bảng 1. Tốc độ tăng GDP và chỉ số CPI của Ấn Độ từ 1978 đến 2012 (%)

Năm

GDP

CPI

Năm

GDP

CPI

Năm

GDP

CPI

1980

6,7

11,4

1991

1,1

  13,5

2002

3,9   

 4,0  

1981

6,0

13,1

1992

5,5

9,6

2003

7,9    

3,9

1982

3,5

7,9

1993

4,8

7,5

2004

7,8    

 

1983

7,3

11,9

1994

6,7

  10,1

2005

9,3    

 

1984

3,8

8,3

1995

7,6

  10,2

2006

9,3   

 

1985

5,3

5,6

1996

7,5

    9,3

2007

   9,8

 
                 

Nguồn: http://data.worldbank.org 

Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Ấn Độ trước hết là do những biện pháp tự do hoá nền kinh tế đã tạo nên một xung lực mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm tăng khả năng mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư. Cuộc cải cách đã thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển thương mại. Việc xuất hiện ngày càng nhiều người tiêu dùng có sức mua lớn ở Ấn Độ đã tạo ra nhiều điều kiện phát triển cho các công ty cỡ vưà và nhỏ. Nhiều nhà kinh tế coi các công ty tư nhân trong điều kiện thu nhập đang tăng này là chìa khóa để phát triển kinh tế thịnh vượng của Ấn Độ trong các thập kỷ tới. Kinh nghiệm Ấn Độ cho thấy, những người gặt hái được nhiều kết quả qua công cuộc cải cách kinh tế là những người có trình độ giáo dục cao như các chuyên gia máy tính, những người có bằng cao học quản trị kinh doanh và các nhà khoa học. Công nghệ cao đã tạo ra những khả năng mở rộng kinh doanh.

Nhờ thực hiện công cuộc cải cách một cách toàn diện, nên hầu hết các ngành trong nền kinh tế Ấn Độ đều đã được cải thiện.

Về tài chính - ngân hàng, Ấn Độ đã xây dựng được một hệ thống ngân hàng năng động hơn, thực hiện những bước chuyển đổi mang tính thị trường nhiều hơn, giảm chi ngân sách, giữ ổn định tỷ giá đồng rupi đối với các ngoại tệ mạnh, đẩy mạnh phát hành trái phiếu quốc gia, trái phiếu có giá trị quy đổi theo vàng, nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công.

Về giao thông - liên lạc, Ấn độ đã tăng chi phí để xây thêm hàng chục nghìn xa lộ theo kế hoạch tổng thể gồm 3 tuyến xa lộ toàn quốc nối Bắc - Nam, Đông - Tây và tuyến hành lang hỗ trợ cho hai tuyến trên, mở cửa kêu gọi nước ngoài đầu tư 100% vốn, xây  dựng 5 sân bay quốc tế trong cả nước, lắp đặt hệ thống viễn thông toàn quốc, tăng cường phát triển mạng Internet thống nhất trên phạm vi cả nước và cho phép tư nhân kinh doanh cạnh tranh trong lĩnh vực này, mở rộng mạng điện thoại nông thôn, xúc tiến nghiên cứu và phóng vệ tinh viễn thông thành hệ thống vệ tinh phục vụ nhu cầu cả trong và ngoài nước, mở rộng và nâng cấp hệ thống đường sắt.

Trong lĩnh vực năng lượng, Ấn Độ đã cải thiện hệ thống truyền tải điện, xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện lớn, tăng thêm 80.000 MW điện trong 10 năm đầu cải cách, nhập 2 lò phản ứng hạt nhân của Nga, 1 lò của Pháp phục vụ mục đích dân sự, hợp tác với Bangladesh và Nepan để xây dựng đập thuỷ điện ở gần đầu nguồn sông Hằng.

Về công nghiệp, Ấn Độ đã từng bước giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt các hạn chế trong hàng rào thuế quan bảo hộ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chủ chốt như khai thác chế biến dầu lửa và khí đốt tự nhiên, khai thác, sử dụng than đá, chế tạo máy, sửa đổi bổ sung luật lao động công nghiệp… Một trong những ngành công nghiệp thành công nhất nhờ cải cách là công nghiệp phần mềm, không chỉ giúp Ấn Độ phát triển nhanh chóng các cơ sở phần mềm ở trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu, làm dịch vụ cho nước ngoài, đặc biệt là các dịch vụ ngoại biên (outsourcing), tăng nhanh doanh thu xuất khẩu.

Về nông nghiệp, Ấn Độ đã giảm bao cấp về phân bón, điều chỉnh lại việc phân bổ nguồn lực cho các bang, bỏ hạn chế xuất khẩu hàng nông sản, cải thiện chế độ tín dụng và bảo hiểm cho nông dân, tự do hóa thị trường nông nghiệp, giải quyết những đòi hỏi gia tăng về lương thực, thực phẩm cơ bản thông qua việc tăng lao động và thu nhập, tăng năng suất và tăng hoạt động kinh tế ở nông thôn, khuyến khích hoạt động giảm nghèo, huy động lao động ngoài giờ, phân phối lương thực và giảm giá các mặt hàng thiết yếu cho lớp người sống dưới mức nghèo khổ, tăng gấp 2 sản lượng lương thực thực phẩm trong 10 năm, đảm bảo đủ cung cấp cho số dân trên 1 tỷ người và có dư để xuất khẩu.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã khuyến khích các công ty nhà nước và tư nhân tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ đi đôi với thúc đẩy đầu tư của Ấn Độ ra nước ngoài. Tổng lượng FDI vào Ấn Độ đã tăng từ 72 triệu USD năm 1982 lên 220 tỷ USD năn 2011.

Một điểm mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi cải cách là đẩy mạnh Chính sách Hướng Đông, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Nam Á, ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương, trong khi tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước lớn gồm Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Nga, Trung Quốc, mở rộng quan hệ với Châu Phi và Mỹ La tinh. (Xem tiếp phần 4)

* Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Nguồn:

Cùng chuyên mục