Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Liệu Ấn Độ có thể giáo dục lực lượng lao động khổng lồ của mình không?

Liệu Ấn Độ có thể giáo dục lực lượng lao động khổng lồ của mình không?

Các trường học kém chất lượng đang đặt sự bùng nổ kinh tế vào thế khó.

02:00 24-09-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm Nhà Trắng vào tuần trước, ông đã đến với tư cách là nhà lãnh đạo của một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới. Ấn Độ đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6% và GDP của nước này đứng thứ năm toàn cầu. Ngành công nghệ Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ và các doanh nghiệp xanh đang đặt các tấm pin mặt trời như những tấm thảm. Nhiều công ty đa quốc gia được thu hút ở đó: tuần này Ngân hàng Goldman Sachs đã tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị ở Ấn Độ.

Khi các nước phát triển và Trung Quốc ngày càng già đi, lực lượng thanh niên khổng lồ của Ấn Độ – khoảng 500 triệu người dưới 20 tuổi – sẽ là động lực bổ sung. Tuy nhiên, như chúng tôi báo cáo, mặc dù giới tinh hoa thông thái của Ấn Độ nâng cao trình độ, nhưng giáo dục đối với hầu hết người Ấn Độ vẫn là một sự thất bại. Thanh niên thất nghiệp, không có kỹ năng có nguy cơ khiến sự phát triển kinh tế của Ấn Độ dừng lại sớm.

Ấn Độ đã đạt được một số bước tiến trong việc cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho người nghèo. Các chương trình kỹ thuật số của chính phủ đã đơn giản hóa việc tiếp cận ngân hàng và phân phối các khoản thanh toán phúc lợi. Về giáo dục, đã chi nhiều về cơ sở hạ tầng. Một thập kỷ trước, chỉ một phần ba số trường công lập có thiết bị rửa tay và chỉ khoảng một nửa có điện; bây giờ khoảng 90% có cả hai. Kể từ năm 2014, Ấn Độ đã mở gần 400 trường đại học. Ghi danh vào giáo dục đại học đã tăng một phần năm.

Tuy nhiên, việc cải thiện các cơ sở trường học và mở rộng địa điểm chỉ giúp mang lại hiệu quả một phần nào đó. Ấn Độ vẫn đang thực hiện công việc đảm bảo rằng những đứa trẻ đến lớp học của họ sẽ tiếp thu những kỹ năng cần thiết một cách khá tệ hại. Trước đại dịch, chưa đến một nửa số trẻ em 10 tuổi ở Ấn Độ có thể đọc được một câu chuyện đơn giản, mặc dù hầu hết các em đã dành nhiều năm ngoan ngoãn ngồi sau bàn học (tỷ lệ này ở Mỹ là 96%). Việc đóng cửa trường học kéo dài hơn hai năm kể từ đó đã khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Có nhiều cách lý giải. Các chương trình giảng dạy dày đặc dành quá ít thời gian cho các bài học cơ bản về toán và đọc viết. Những đứa trẻ không nắm bắt được những điều này sẽ không bao giờ học được nhiều điều khác. Giáo viên thiếu sự bồi dưỡng và sự giám sát kém: một cuộc khảo sát lớn về các trường học ở nông thôn cho thấy một phần tư nhân viên vắng mặt. Các quan chức đôi khi giao cho giáo viên những nhiệm vụ không liên quan, từ điều hành các cuộc bầu cử đến kiểm soát các quy tắc giãn cách xã hội trong đại dịch.

Những vấn đề như vậy đã khiến nhiều gia đình gửi con cái của họ đến các trường tư thục. Những trường này giáo dục cho khoảng 50% trẻ em Ấn Độ. Chúng rất tiết kiệm chi phí, nhưng không thường tạo ra kết quả tốt hơn. Gần đây, đã có những hy vọng rằng ngành công nghệ của đất nước có thể cách mạng hóa giáo dục. Tuy nhiên, sẽ rủi ro khi chỉ dựa điều này. Trong những tuần gần đây, công ty công nghệ giáo dục lớn nhất Ấn Độ, Byju’s, cho biết họ đào tạo hơn 150 triệu người trên toàn thế giới và từng trị giá 22 tỷ USD, đã bị giảm giá trị vì những rắc rối tài chính.

Tất cả điều này làm cho việc phục hồi các trường công càng trở nên cấp bách hơn. Ấn Độ nên chi nhiều hơn cho giáo dục. Năm ngoái, chi tiêu chỉ là 2,9% GDP, thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng nước này cũng cần cải cách cách thức hoạt động của hệ thống bằng cách lấy cảm hứng từ các mô hình ở những nơi khác ở châu Á đang phát triển.

Như chúng tôi đã đưa tin, trong các bài kiểm tra quốc tế, học sinh Việt Nam đã đánh bại các học sinh đến từ các quốc gia giàu có hơn nhiều trong một thập kỷ qua. Trẻ em Việt Nam dành ít thời gian hơn cho các bài học so với trẻ em Ấn Độ, ngay cả khi tính luôn cả bài tập về nhà và các hoạt động học nhồi nhét khác. Các em cũng chịu đựng các lớp học đông đúc hơn. Sự khác biệt là giáo viên Việt Nam được đào tạo tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn và có nhiều khả năng phải chịu trách nhiệm hơn nếu học sinh của họ trượt.

Với sự lãnh đạo đúng đắn, Ấn Độ có thể học hỏi mô hình đó. Đầu tiên, nước này nên bắt đầu thu thập thông tin chính xác hơn về mức độ học sinh thực sự đạt được. Điều đó đòi hỏi các chính trị gia ngừng tranh cãi với dữ liệu không phản ánh chính sách của họ một cách tích cực. Và Đảng BJP cầm quyền cũng nên ngừng cố gắng loại bỏ các sách giáo khoa về các ý tưởng như tiến hóa hoặc lịch sử khiến những người theo đạo Hindu khó chịu. Đó là một sự phân tâm độc hại khỏi những vấn đề thực sự. Ấn Độ đang bận rộn xây dựng đường xá, khuôn viên công nghệ, sân bay và nhà máy. Nước này cũng cần xây dựng nguồn nhân lực của mình.

Nguồn:

CIS

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục