Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Liệu Tam giác Trung Quốc - Ấn Độ - Hoa Kỳ có bị “mất góc”?

Liệu Tam giác Trung Quốc - Ấn Độ - Hoa Kỳ có bị “mất góc”?

Trước chuyến công du tới Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kêu gọi “hợp tác chặt chẽ hơn” với New Delhi trong khu vực khi phải đối mặt với sự trỗi dậy “thiếu trách nhiệm” của Trung Quốc. Các nhà phân tích chính trị Nga và Trung Quốc đã giải thích với Sputnik những mục đích có thể của tuyên bố này và lý do tại sao nó sẽ không có tác dụng với Bắc Kinh.

03:28 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trước thềm chuyến công du đến Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kêu gọi “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác” giữa Mỹ với New Delhi trước sự trỗi dậy “thiếu trách nhiệm” của Trung Quốc. Theo một số nhà phân tích chính trị, lập trường này của ông Tillerson sẽ không có tác dụng với Bắc Kinh.

Andrei Vodolin, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu quốc tế đương đại thuộc Học viện Ngoại giao của Nga nhận định: “Ông Rex Tillerson đang cố gắng áp dụng các chiến thuật và chiến lược truyền thống của Chính quyền Mỹ là dùng Ấn Độ làm đối trọng với Trung Quốc”.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Ấn Độ. Ông cũng gọi sự lớn mạnh của Trung Quốc là “đang phá huỷ trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc.”

Bình luận về tuyên bố trên, Andrei Volodin giải thích rằng, Hoa Kỳ có quan hệ kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc, và do đó, nó sẽ chỉ có thể sử dụng Ấn Độ nhằm đối phó với Bắc Kinh ở một mức độ nhất định.

Chuyên gia này cho rằng, “Tôi không nghĩ rằng, Ấn Độ có thể có tác động đáng kể đến sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông hoặc ở Biển Hoa Đông. Trung Quốc biết rất rõ rằng, Mỹ đang sử dụng Ấn Độ vì lợi ích riêng của mình, trong khi đó, Ấn Độ cũng đang cố gắng sử dụng Washington cho mục đích riêng của họ”.

Theo chuyên gia này, Trung Quốc không coi Ấn Độ có vị thế ngang bằng trên trường quốc tế, vì vậy, nó luôn có vẻ hài hòa, cân bằng và phần nào không quan tâm đến việc bình luận về các tuyên bố như vậy, mà nó chỉ nhắc lại rằng, Trung Quốc vẫn mong muốn tiếp tục phát triển quan hệ với Ấn Độ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Do đó, Volodin đã loại trừ bất kỳ bước đột phá tiềm ẩn nào trong tam giác Bắc Kinh - Washington - New Delhi, chẳng hạn như tuyên bố ủng hộ của Ấn Độ đối với Hoa Kỳ trong vấn đề khủng hoảng trên Biển Đông và Hoa Đông.

Trong khi đó, Su Hao, một chuyên gia thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc, đã chỉ ra, ý kiến của Tillerson được đưa ra trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Donald Trump, dự kiến vào tháng 11 tới. Do đó, đây có thể được coi là một động thái chiến lược nhằm có được lợi thế trước các cuộc đàm phán sắp tới tại Bắc Kinh.

Theo chuyên gia này, các ý kiến không nhất thiết nhằm chống lại Trung Quốc, vì mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington khá ổn định.

Bên cạnh đó, ông Su Hao cũng nhấn mạnh, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng có logic riêng của mình, mặc dù có một số bất đồng và sự khác biệt giữa hai nước.

Ông Su Hao gợi ý rằng, Mỹ và Ấn Độ có thể sẽ có ký kết một số văn kiện hợp tác nhất định. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn cần được xem xét và theo dõi liệu quan hệ này là thực sự có ý nghĩa hay chỉ đơn thuần chỉ là sự phô diễn, ông kết luận.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://sputniknews.com/world/201710211058431843-tillerson-us-india-china/

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục