Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mahabharata cùng với Chí Tôn Ca

Mahabharata cùng với Chí Tôn Ca

Cái gì không có trong đó thì cũng không có ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ”. Đó là niềm tự hào của người dân Ấn Độ về pho sử thi nổi tiếng của họ - Mahabharata. Nói đến Ấn Độ , người ta không thể không nghĩ ngay tới hai sử thi đồ sộ Ramayana và Mahabharata. Đọc Mahabharata, người đọc không chỉ được tiếp xúc với nền văn học Ấn Độ mà qua đó còn tiếp nhận những tri thức về triết học, sử học, dân tộc học,… ở góc độ cơ bản nhất. Qua tập sách được coi là “thần linh ban cho” này, người đọc có thể hiểu về Ấn Độ, về phương Đông một cách sâu sắc.

01:00 25-07-2024 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

“Cái gì không có trong đó thì cũng không có ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ”.Đó là niềm tự hào của người dân Ấn Độ về pho sử thi nổi tiếng của họ -Mahabharata. Nói đến Ấn Độ , người ta không thể không nghĩ ngay tới hai sử thi đồ sộ Ramayanavà Mahabharata. Đọc Mahabharata, người đọc không chỉ được tiếp xúc với nền văn học Ấn Độ mà qua đó còn tiếp nhận những tri thức về triết học, sử học, dân tộc học,… ở góc độ cơ bản nhất. Qua tập sách được coi là “thần linh ban cho” này, người đọc có thể hiểu về Ấn Độ, về phương Đông một cách sâu sắc.

Lần đầu tiên, Chí Tôn ca được giới thiệu bằng tiếng Việt. Người đọc sẽ lĩnh hội triết lý căn bản về cái chết và linh hồn, giác quan và bản ngã, vạn vật và Thượng đế… Chí Tôn ca được đánh giá là bộ kinh trong lòng một sử thi được dựng nên trong một quang cảnh rộng lớn qua 18 khúc ca. Một trong những nét đặc sắc nhất của nó là vị trí quan trọng được dành cho yoga, theo nghĩa hợp nhất trong thiền định: hợp nhất các giác quan, rồi đến tư tưởng. Tất cả những triết lý cao siêu, những lý giải về vạn vật được trình bày vô cùng dễ hiểu, điều đó thể hiện rõ thái độ làm việc cẩn trọng, chu đáo của những người dịch. (Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba, Nguyễn Quế Dương). Riêng Chí Tôn ca, người dịch đã dựa vào cả bản tiếng Anh và tiếng Pháp để được trọn vẹn.

Kulapati, Viện Văn hóa Ấn Độ nhận xét: “Mahabharatakhông chỉ là một sử thi; nó là một khúc lãng mạn kể về những người đàn ông, đàn bà anh hùng, một vài trong số họ còn là thần thánh; và tự bản thân nó đã là toàn thể văn học, chứa đựng mật mã của sự sống; một triết lý về quan hệ xã hội và đạo đức; một trật tự về những vấn nạn của nhân sinh; nhưng trên hết cả là cội rễ của nó: thánh thi “Chí Tôn ca”, tác phẩm mà như thế giới đã bắt đầu nhận ra, là bản văn cao trọng nhất, lớn lao nhất mà cực điểm chẳng khác gì sách “Khải Huyền”.

Bởi vậy, bộ sách dày 652 trang, giá 72.000 đồng sẽ là sự ngạc nhiên thú vị không chỉ đối với những người yêu thích đất nước rộng lớn này, mà còn là tài liệu quý đối với những người nghiên cứu văn học dân gian, văn minh Ấn Độ, các nhà sử học, triết học, dân tộc học…

Cùng chuyên mục