Mỹ, Nhật và Ấn tổ chức cuộc gặp cấp bộ trưởng ba bên bên lề Liên hợp quốc
Thứ Hai (18/9/2017), Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã gặp nhau trong cuộc họp ba bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York.
Cuộc họp là Cuộc đối thoại ba bên lần thứ hai giữa Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản. Ba quan chức cao cấp đã thảo luận về một loạt các vấn đề quốc tế, từ mối đe doạ của Bắc Triều Tiên, nước vừa phóng một tên lửa đạn đạo khác bay ngang qua Nhật tuần trước và tiến hành một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân hồi đầu tháng, cho đến vấn đề Biển Đông.
Theo một bản thông cáo của cuộc họp do Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cho biết: “Các bộ trưởng đã thảo luận về tầm quan trọng của một khu vực tự do và mở rộng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, được xây dựng dựa trên cấu trúc bền vững và luật pháp, cũng như cho phép mọi quốc gia phát triển thịnh vượng”.
Cả ba quốc gia đều nhắc lại tầm quan trọng của một trật tự dựa trên các quy tắc ở châu Á trong các tuyên bố song phương cấp cao gần đây của họ. Gần đây nhất, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc hội đàm cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Ấn Độ.
Bản thông cáo này viết tiếp rằng: “Các bộ trưởng cũng khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không và lưu thông thương mại hợp pháp một cách tự do trong khu vực và trên toàn cầu, bao gồm cả ở Biển Đông”.
Về vấn đề Bắc Triều Tiên, theo nhận định của phía Mỹ, ba bộ trưởng “khẳng định và hoan nghênh quyết tâm cứng rắn của cộng đồng quốc tế nhằm chống lại các hành động bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên, như được phản ánh trong Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và kêu gọi tiếp tục các hành động quốc tế để hạn chế chương trình hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên”.
Bản thông cáo của phía Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng, ba bộ trưởng đã thảo luận về “các sáng kiến kết nối” ở Châu Á. Ấn bản của phía Ấn Độ lưu ý rằng, “nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi, tài chính thận trọng và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.
Tuyên bố của Hoa Kỳ lặp lại điều này, ghi nhận cuộc thảo luận về những nỗ lực “mở rộng hợp tác về kết nối khu vực”.
Tháng 5/2017, Ấn Độ đã phản đối sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và đã không tham dự Diễn đàn “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh. Tháng 6/2017, khi ông Modi gặp ông Trump ở Washington, D.C., cả hai cũng đề cập đến hợp tác kết nối trong tuyên bố của họ.
Tuy nhiên, Nhật Bản và Mỹ không tham gia vào các tổ chức do Trung Quốc dẫn đầu như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), được thành lập để hỗ trợ thực hiện các dự án kết nối khác nhau và Ấn Độ là thành viên sáng lập của AIIB.
Hợp tác ba bên giữa Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ đã liên tục phát triển trong những năm gần đây. Năm 2015, Nhật Bản đã chính thức tham gia vào cuộc vào cuộc tập trận chung Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ với tư cách là bên tham gia thường xuyên thứ ba, trên thực tế đây là cuộc tập trận ba bên.
Cuộc họp cấp bộ trưởng lần đầu tiên giữa ba nước đã diễn ra vào tháng 9/2015 và cũng đã được tổ chức tại Mỹ. Trước cuộc họp đó, sự điều phối cấp cao ba bên cấp cao đã được tiến hành, nhưng ở cấp ngoại giao thấp hơn cấp bộ trưởng ngoại giao.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://thediplomat.com/2017/09/us-japan-india-hold-trilateral-ministerial-meeting-on-un-sidelines/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024