Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mỹ ủng hộ Ấn Độ như một cường quốc toàn cầu ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ ủng hộ Ấn Độ như một cường quốc toàn cầu ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến New Delhi vào tối ngày thứ Hai (26/7), Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát hành thông báo cho biết, chuyến thăm của ông Blinken sẽ tái khẳng định cam kết của Washington trong việc tăng cường quan hệ đối tác song phương và nhấn mạnh hợp tác trên các ưu tiên chung.

04:09 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngoại trưởng Mỹ Blinken, thành viên cấp cao thứ ba của chính quyền Biden, sẽ đến Ấn Độ trong năm nay, dự kiến sẽ tổ chức các cuộc thảo luận rộng rãi về các vấn đề như tình hình Afghanistan và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong các cuộc hội kiến với với Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar, Cố vấn An ninh quốc gia Ajit Doval và Thủ tướng Narendra Modi vào thứ Tư.

Ông Blinken đã đến New Delhi vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chỉ trích Trung Quốc chống lại các nguyên tắc và lợi ích chung của Mỹ và các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong khi Mỹ và các đối tác cam kết hòa nhập và tự do trên biển thì Trung Quốc đã cho thấy “không sẵn sàng giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và tôn trọng pháp quyền”.

Phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, Austin nói rằng: “Chúng tôi cũng đã chứng kiến sự gây hấn chống lại Ấn Độ… gây bất ổn cho hoạt động quân sự và các hình thức ép buộc khác đối với Đài Loan… cũng như các hoạt động chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”.

Ngay sau khi Blinken đến New Delhi vào tối thứ Hai,  Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát hành thông báo cho biết, chuyến thăm của ông Blinken sẽ tái khẳng định cam kết của Washington trong việc tăng cường quan hệ đối tác song phương và nhấn mạnh hợp tác trên các ưu tiên chung.

Thông báo cho biết: “Mỹ ủng hộ sự trỗi dậy của Ấn Độ như một cường quốc toàn cầu hàng đầu và là đối tác quan trọng trong nỗ lực đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực hòa bình, ổn định, thịnh vượng và hội nhập kinh tế ngày càng tăng”.

Mỹ và Ấn Độ đang phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh khu vực như Afghanistan, và cũng đang hợp tác để tăng cường ứng phó với Covid-19, trong các vấn đề từ giải quyết đại dịch cho đến đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh nỗ lực mở rộng hợp tác trong các tổ chức quốc tế, Mỹ sẽ tổ chức cuộc đối thoại 2 + 2 lần thứ tư cấp bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao vào cuối năm nay.

Tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Quad vào tháng 3, Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Narendra Modi đã cùng các đồng cấp phía Nhật Bản và Úc cam kết ứng phó với các tác động kinh tế và sức khỏe do đại dịch Covid-19, chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và giải quyết những thách thức chung trong không gian mạng, công nghệ tiên tiến, chống khủng bố, đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng và an ninh hàng hải.

Mỹ đã cung cấp hơn 200 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ và ứng phó với Covid-19 của Ấn Độ, trong đó bao gồm hơn 50 triệu USD cung cấp vật tư khẩn cấp và đào tạo cho hơn 218.000 nhân viên y tế tuyến đầu. Các công ty dược phẩm Mỹ đã phối hợp với các đối tác Ấn Độ về các vấn đề như thỏa thuận cấp phép tự nguyện và chuyển giao công nghệ để tăng năng lực sản xuất toàn cầu đối với vắc-xin Covid-19, liệu pháp và thực hiện các thử nghiệm lâm sàng.

Mặc dù Mỹ cũng đã vạch ra kế hoạch chia sẻ hàng triệu liều vắc xin Covid-19 từ kho dự trữ dư thừa, nhưng nguồn cung thực tế đã bị giữ lại do sự khác biệt về vấn đề bồi thường cho các nhà sản xuất mũi tiêm của Mỹ.

Trong khuôn khổ Chương trình Đối tác năng lượng sạch và khí hậu Mỹ-Ấn được khởi động vào tháng 4, hai bên dự định khởi động một cuộc đối thoại vận động tài chính và hành động khí hậu mới, đồng thời khởi động lại quan hệ đối tác năng lượng sạch chiến lược.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.hindustantimes.com/india-news/us-backs-india-as-global-power-and-vital-partner-in-indo-pacific-as-blinken-begins-visit-101627406300292.html

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục