Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngân hàng Thế giới hạ tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ xuống còn 7%

Ngân hàng Thế giới hạ tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ xuống còn 7%

Trong một báo cáo ngày 12/1/2017 của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Việc thu hồi ngay lập tức một lượng lớn tiền mặt có mệnh giá lớn đang lưu thông và thay thế bằng các đồng tiền mới của Chính phủ Ấn Độ vào tháng 11 đã góp phần khiến kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại trong năm 2016".

06:32 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày 12/1/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ tăng trưởng GDP của Ấn Độ cho năm tài chính 2016 - 2017 xuống còn 7% so với ước tính trước đó là 7,6% bởi các tác động của chính sách thu hồi một số đồng tiền mệnh giá lớn, nhưng dự báo rằng, Ấn Độ sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong những năm sau với mức tăng trưởng 7,6% và 7,8% từ các sáng kiến ​​cải cách.

Trong một báo cáo, Ngân hàng Thế giới cho biết: “Việc thu hồi ngay lập tức khối lượng lớn tiền mặt đang lưu thông và thay thế bằng các đồng tiền mới của Chính phủ Ấn Độ vào tháng 11 đã góp phần khiến kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại trong năm 2016”, ngay sau khi Chính phủ thu hồi các đồng tiền có mệnh giá lớn vào 08/11/2016.

Trong báo cáo đầu tiên sau khi “chiến dịch thu hồi tiền”, Ngân hàng Thế giới cho biết, “Tăng trưởng của Ấn Độ ước tính đã giảm tốc nhưng vẫn còn mạnh mẽ với mức 7% (trong năm tài chính 2017 sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2017), với những thuận lợi từ giá dầu thấp và sản lượng nông nghiệp đa dạng sẽ bù đắp một phần những thách thức liên quan đến việc thu hồi tiền và sau đó thay thế bằng các đồng tiền mới”.

Kinh tế Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc

Điều đáng chú ý là, Ấn Độ duy trì sự khác biệt là nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh nhất trên thế giới thế giới, vượt qua Trung Quốc.

“Ấn Độ dự kiến ​​sẽ lấy lại được đà tăng trưởng với mức tăng lên 7,6% trong năm tài chính (FY) 2018 và tăng lên mức 7,8% trong năm tài chính 2019-20”, WB cho biết thêm rằng, các sáng kiến ​​cải cách khác nhau được dự kiến ​​sẽ mở khóa trong nước và nâng cao năng suất.

WB cũng nói thêm rằng, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cần cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư trong ngắn hạn.

Trong Báo cáo mới nhất về Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB cho biết: “Chiến dịch “Sản xuất ở Ấn Độ” có thể hỗ trợ cho ngành sản xuất của Ấn Độ, được chống lưng bởi nhu cầu trong nước và cải cách quy định. Lạm phát vừa phải và tăng lương cho công chức sẽ hỗ trợ thu nhập và tiêu dùng thực tế, và thêm vào đó là một vụ mùa bội thu sau năm mưa thuận gió hòa. Một lợi ích của “chiến dịch thu hồi tiền” trong trung hạn có thể mở rộng sự thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, giúp giảm lãi suất cho vay và đẩy mạnh hoạt động kinh tế”.

Chiến dịch “thu hồi tiền” sẽ phá vỡ kinh doanh

Cần lưu ý rằng, ở Ấn Độ, tiền mặt chiếm hơn 80% số lượng giao dịch, WB nhận xét rằng, trong ngắn hạn, chiến dịch “thu hồi tiền” có thể tiếp tục gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, đè nặng lên tăng trưởng.

WB lưu ý rằng: “Hơn nữa, những thách thức gặp phải trong việc dần loại bỏ các đồng tiền mệnh giá lớn và thay thế bằng đồng tiền mới có thể gây ra rủi ro đối với tốc độ của các cải cách kinh tế khác (ví dụ như cải cách hàng hóa và dịch vụ thuế, lao động và đất đai). Hiệu ứng lan tỏa từ Ấn Độ đến Nepal và Bhutan thông qua các kênh thương mại và kiều hối cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của các nền kinh tế nhỏ.”

Theo WB, tăng trưởng của Ấn Độ trong nửa đầu của năm tài chính 2017 đã được củng cố bởi sự tiêu thụ mạnh mẽ ở khu vực tư nhân và khu vực công, từ đó bù đắp cho hoạt động đầu tư cố định, hoạt động công nghiệp và xuất khẩu chậm chạp.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://indiatoday.intoday.in/story/demonetisation-world-bank-india-growth-rate-gdp-gst-make-in-india/1/854755.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục