Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Cộng hòa Ấn Độ (15.8.1947 - 15.8.2015) - Bác Hồ - Thần tượng của tôi (Phần 2)

Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh Cộng hòa Ấn Độ (15.8.1947 - 15.8.2015) - Bác Hồ - Thần tượng của tôi (Phần 2)

Việt Nam và Hồ Chí Minh vĩ đại là hai cái tên nổi tiếng nhất và phổ biến trong nhân dân Ấn Độ, người đã từng là tâm điểm trong những các nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động chính trị kể từ nửa sau của thế kỷ trước, đặc biệt là giữa nhưng năm năm mươi và bảy mươi. Đây là giai đoạn có rất nhiều bài viết được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau của Ấn Độ về Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở Tây Bengal, nơi có rất nhiều bài thơ và bài viết ngợi khen Hồ Chí Minh; các công trình khoa học và cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của Ấn Độ và được đánh giá cao bởi các độc giả Ấn Độ. Trong thực tế, Việt Nam và Hồ Chí Minh đã trở thành những từ đồng nghĩa với nhau.

03:27 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Hồ Chí Minh không chỉ thành công trong việc thống nhất các dân tộc Việt Nam chống lại chế độ phong kiến và đế quốc, mà cuối cùng dự báo của Người: không có quyền lực nào trên trái đất có thể đánh bại một dân tộc đoàn kết thống nhất và được chuẩn bị sẵn sàng, đã trở thành sự thật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được gọi là Bác Hồ, là một người có ước mơ, và ngay từ thời thơ ấu của mình, Người đã mơ ước về độc lập và hạnh phúc cho những người dân trên quê hương, đất nước mình. Tôi xin trích dẫn ở đây di chúc cuối cùng của Người để ta có thể hiểu Người một cách toàn diện hơn -

"Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạng, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. (Trích từ di chúc của Hồ Chí Minh viết ngày 10 tháng 5 năm 1969, chỉ 3 tháng trước khi Người qua đời vào ngày 02 tháng 9 năm 1969).

Hồ Chí Minh là một người bạn thật sự và vĩ đại của Ấn Độ. Người luôn coi quan hệ thân thiết Ấn Độ - Việt Nam là quan trọng và có ý nghĩa nhất, và Người cũng nhận lại được phản ứng không kém quan trọng và ý nghĩa từ Ấn Độ.

Hồ Chí Minh đã đến thăm Kolkata ba lần. Chuyến thăm đầu tiên của Người là vào năm 1911 khi rời Sài Gòn và con tàu chở Người đi đã neo đậu tại cảng Calcutta trên đường đến các nước khác. Lần thứ hai đến thăm Kolkata vào năm 1946 khi đang trên đường đến Paris, Người đã phải dừng lại hơn một ngày tại đây.

Chuyến thăm chính thức Kolkata của Người là vào tháng 2 năm1958. Đây là chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã để lại một ấn tượng vĩnh cửu đối với người dân Ấn Độ. Hồ Chí Minh đã giành được trái tim của tất cả mọi người không trừ một ai bằng cách hiền hòa, thân mật, khiêm tốn và khắc khổ của Người. Thế hệ người dân Ấn Độ đã nhìn thấy Người ngày đó vẫn còn nhớ Người với một tình yêu lớn, lòng ngưỡng mộ và tôn kính.

Người dân Ấn Độ đã từng, và vẫn còn, vì vậy tình cảm có liên quan với Việt Nam và người dân của mình rằng nhân dân và chính phủ Ấn Độ không chỉ hỗ trợ sự nghiệp giải phóng cuộc đấu tranh của Việt Nam nhưng được cung cấp cả hai giúp đỡ tinh thần và vật chất và hợp tác việc tái thiết kinh tế của Việt Nam sau giải phóng.

Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ một tình bạn hữu hảo chuẩn mực, hiểu biết lẫn nhau và cùng hợp tác và điều này được thể hiện rõ trong nhân dân hai nước Ấn Độ và Việt Nam.

Hồ Chí Minh và Motilal Nehru đã có cuộc họp đầu tiên tại một hội nghị quốc tế tại Brussels vào năm 1929 và Motilal ngạc nhiên khi nhận thấy sự hiểu biết sâu sắc của Hồ Chí Minh về Ấn Độ và điều kiện hoàn cảnh của Ấn Độ.

Quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa Ấn Độ và Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng vững chắc vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay mà không có bất kỳ sự sai lệch nào. Cả hai chính khách vĩ đại phát triển mối quan hệ thân thiết với nhau trong các cuộc họp, qua việc trao đổi các ý tưởng và mối quan hệ anh em thân thiết này còn được duy trì tiếp cho đến khi họ trút hơi thở cuối cùng.

Jawaharlal Nehru đã đến thăm nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (Bắc Việt Nam) theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1954 và ông đã rất ấn tượng bởi sự phát triển đang diễn ra ngay cả trong cuộc chiến tranh giải phóng.

Để đáp lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Ấn Độ trong chuyến thăm chính thức mười một ngày vào tháng 02 năm 1958.

Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ những vấn đề mà Ấn Độ đang phải đối mặt và trong các chuyến thăm tới Ấn Độ vào năm 1946 và 1958, ông đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ và đã chạm tới tâm trí và trái tim của người dân Ấn Độ, những người đã có một sự ngưỡng mộ và tôn trọng đối với Người bởi Người luôn luôn đứng sau ủng hộ Ấn Độ trong các vấn đề như Kashmir hay Goa. Người lấy cảm hứng từ Mahatma Gandhi và đã có một tình bạn thân thiết với Nehru và đồng thời luôn vun đắp cho quan hệ gần gũi giữa người dân Ấn Độ và Việt Nam.

Trong thời gian lưu trú tại Ấn Độ vào tháng 02 năm 1958, Người không chỉ tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Taj Mahal,.v.v. mà còn tới thăm và tận mắt xem xét những con đập ngăn nước, các ngành công nghiệp và các trung tâm nghiên cứu khoa học của Ấn Độ. Người rất chú ý quan sát và ham học hỏi. Người liên tục đặt các câu hỏi để có được một kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau và một trong những câu hỏi phổ biến mà Người hay hỏi ở khắp mọi nơi là: Liệu Ấn Độ và Việt Nam có thể hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể hay không?

Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ, Người đã rất gây ấn tượng khi chọn cách phát biểu trực tiếp chứ không đọc các bài phát biểu được chuẩn bị trước.

Người đã rất rõ ràng trong việc thể hiện sự ủng hộ đối với Ấn Độ về các vấn đề Jammu và Kashmir, và trong các cuộc họp báo, Người đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, người dân Ấn Độ có mọi quyền để giải phóng Goa từ sự cai trị Bồ Đào Nha, đó là một phần không tách rời của Ấn Độ.

Có rất nhiều những khoảnh khắc cảm động trong quá trình Người ở thăm Ấn Độ và người dân Ấn Độ vẫn trân trọng và trìu mến khi nhớ đến. Một khoảnh khắc đáng đề cập là: trước khi khởi hành từ Raj Bhawan, Calcutta, nơi Người ở, Người đã thể hiện tình cảm hiếm thấy đối với một cán bộ của Raj Bhawan khi anh cúi người trên sàn để chụp một bức ảnh nhóm. Không ai tưởng tượng ra một cử chỉ như vậy từ một người đứng đầu nhà nước. Đó là đỉnh cao của sự khiêm nhường và tình cảm của Người đối với những người dân bình thường. Người dân ở Ấn Độ cũng thể hiện tình cảm nồng ấm và tôn trọng của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và hàng ngàn người dân đã chào đón khi đoàn xe hộ tống Người đi qua.

Những người lớn tuổi ở Ấn Độ vẫn còn nhớ bài phát biểu chia tay đầy tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã nói -

“Mười ngày thấm thoắt qua nhanh. Tục ngữ Việt Nam có nói: ‘Khi lòng người buồn bã thì thấy thời gian đi rất chậm. Khi lòng người vui vẻ thì thấy thời gian đi rất nhanh’. Với sự đón tiếp nhiệt liệt, với sự tổ chức chu đáo, với sự săn sóc tận tình của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ, chúng tôi thấy thời gian đi rất nhanh. Chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi hình ảnh tươi đẹp của nước Ấn Độ anh em. Chúng tôi ghi nhớ mãi mãi mối tình hữu nghị nhiệt liệt của bà con Ấn Độ, các bạn thanh niên và các cháu thiếu nhi đối với chúng tôi.

Khi về nước, chúng tôi sẽ báo cáo lại những điều tai nghe mắt thấy với nhân dân Việt Nam, chúng tôi sẽ chuyển tất cả những lời chào thân ái của bà con Ấn Độ cho đồng bào Việt Nam chúng tôi.

Chúng tôi rời đất nước các bạn, nhưng lòng rất quyến luyến các bạn. Chúng tôi thành thật cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Tổng thống R.Praxát, Thủ tướng Gi.Nêru và các vị trong Chính phủ Ấn Độ. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các vị Thủ hiến, Chủ tịch và Bộ trưởng các xứ, các vị Thị trưởng, các cấp cán bộ và nhân viên Chính phủ ở những nơi chúng tôi đã đi qua, cũng như các anh em nhân viên liên lạc và hàng không đã tận tình săn sóc chúng tôi.

Chào bà con, chào anh chị em thân mến của nước Cộng hoà Ấn Độ vĩ đại. Cuối cùng, Bác Hồ gửi các cháu nhi đồng Ấn Độ nhiều cái hôn.

Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Ấn Độ bền vững muôn năm!

Tình đoàn kết giữa các nước Á - Phi muôn năm!

Hoà bình thế giới muôn năm!”

So với những vĩ nhân của thời hiện đại, trong ý tưởng và chính sách của Hồ Chí Minh, người ta cảm nhận được lợi ích của nhân dân nhiều hơn. Tất nhiên, không nên mô phỏng một cách mù quáng những điều này mà chỉ nên được thực hiện sau đã nghiên cứu cẩn thận. Người ta có thể học được rất nhiều từ kinh nghiệm của Hồ Chí Minh để thực hiện mục tiêu độc lập, tiến bộ và hòa bình.

Những tư tưởng và triết học của Hồ Chí Minh, trong công cuộc cứu đất nước, xã hội từ khỏi xiềng xích của bất kỳ ngoại bang thống trị nào và chế độ phong kiến không nhận ra chân giá trị của lao động cũng như quyền bình đẳng của nhân loại để xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh dựa trên sự bình đẳng và công lý, vẫn có có giá trị đối với các nước châu Á và châu Phi, nơi các điều kiện nêu trên vẫn còn đang hiện hữu.

Hồ Chí Minh vĩ đại có thể ngày nay không còn hiện hữu về thể chất, nhưng đã trở thành bất tử trong tư tưởng và triết lý của Người, đó chính là di sản của nhân loại.

Hồ Chí Minh muôn năm.

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh muôn năm.

Nguồn:

Cùng chuyên mục