Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng của Ấn Độ bị chậm lại do hạn chế cơ sở hạ tầng

Nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng của Ấn Độ bị chậm lại do hạn chế cơ sở hạ tầng

Nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Ấn Độ có thể tăng khoảng 10% trong năm 2019 ngay cả khi quốc gia này tăng khả năng nhập khẩu với tốc độ nhanh hơn, vì những cơ sở hạ tầng hạn chế đưa khí đốt tới tay người tiêu dùng và cản trở tốc độ tăng trưởng.

06:15 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

New Delhi thực hiện cam kết tại Hiệp ước Paris năm 2015 giảm 1/3 cường độ khí thải carbon của Ấn Độ và nhằm tăng gấp đôi tỷ trọng khí đốt trong lĩnh vực năng lượng, lên 15% vào năm 2030 từ mức 6,2% hiện nay.

Ấn Độ có 4 kho cảng nhập LNG trong năm ngoái, tiếp nhận 21 tới 23 triệu tấn nhiên liệu siêu lạnh, tăng 10 tới 13% so với năm 2017, theo số liệu từ Cơ quan Phân tích và kế hoạch dầu khí.

Trong 7 năm tới Chính phủ Ấn Độ dự định xây dựng 11 kho cảng khác. Một trong số đó đã được khởi động trong tháng này và thêm 2 kho cảng khác dự kiến khởi động cuối năm nay.

Poorna Rajendran, chuyên gia phân tích của Công ty Tư vấn FGE cho biết: “tốc độ tăng trưởng mạnh nhất dự kiến là nhu cầu khí đốt ở thành phố, cơ bản do sự gia tăng tiêu thụ của những người dùng thương mại do sự phát triển của cơ sở hạ tầng khí đốt thành phố”.

Nhưng với công suất kho cảng hiện nay ở mức 35 triệu tấn mỗi năm và tăng trưởng dự kiến đưa công suất lên 41,5 triệu tấn vào cuối năm 2019, các kho cảng LNG của Ấn Độ có thể vẫn chưa được đúng mức sử dụng trong nhiều năm tới.

Thúc đẩy bởi nhu cầu khí việc phân phối và vận chuyển khí đốt của thành phố, nhu cầu LNG của Ấn Độ dự kiến tăng 9 tới 11% lên khoảng 25 triệu tới 26 triệu tấn trong năm 2019. Điều đó sẽ đưa mức độ sử dụng của kho cảng chỉ hơn 60% vào cuối năm nay.

Trong khi đó đảng cầm quyền của Ấn Độ dự kiến đầu tư hàng tỷ USD để mở rộng mạng lưới đường ống khí đốt khắp nước này, tiến độ là thấp và một nửa kho cảng hiện tại hoạt động dưới mức công suất.

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tất cả các kho cảng LNG hoạt động hết công suất vào năm 2022 do nó hoạt động hoàn toàn trên các mạng lưới đường ống. Mặc dù các nhà phân tích cho biết Ấn Độ sẽ khó khăn đạt được điều này.

Kho cảng LNG Dabhol tại bang Maharashtra đã hoạt động dưới khả năng, đặc biệt trong mùa mưa gió, mặc dù nhà điều hành LNG Konkan, một công ty con của GAIL dự kiến đầu tư một đê chắn sóng để bảo vệ cảng khỏi sóng lớn.

Kho cảng Kochi của Petronet tại Nam Ấn Độ thậm chí không được kết nối với mạng lưới khí đốt chính vì sự kháng cự từ các chủ đất nối với đường ống.

Đường ống 400 km nối Kochi với các ngành công nghiệp tại Mangalore ở miền bắc sẽ được lựa chọn vào tháng 3, tháng 4/2019, trường hợp xấu nhất có thể một tháng khác. Sau đó công suất sử dụng tại kho cảng này sẽ tăng lên 40%.

Kho cảng Ennore của tập đoàn Indian Oil IOC được dự kiến vẫn hoạt động dưới công suất do tiến bộ đáng kể trong đường ống dẫn là cần thiết trước khi khí đốt có thể được phân phối tới các khu vực ngoài Ennore hay Manali.

Một quan chức IOC cho biết, kho cảng Ennore chỉ được nối với 3 khách hàng, gồm công ty con Chennai Petroleum của tập đoàn IOC, Madras Fertilizers và Tamil Nadu Petroproducts. Sẽ mất ít nhất 2 năm để xây dựng 1 đường ống phục vụ cho các khách hàng Ennore khác.

Ấn Độ có 16.000 km đường ống khí đốt hoạt động và thêm 13.000 km đã chấp thuận và trong các giai đoạn xây dựng khác nhau.

Chính phủ Ấn Độ cũng dự định kết nối hơn 10 triệu hộ gia đình với đường ống dẫn khí vào năm 2020 từ 4,8 triệu hộ hiện nay, với tỷ trọng khí đốt tự nhiên của Ấn Độ cho thành phố dự kiến lên hơn gấp đôi thành 15% của tổng thị trường khí đốt.

Nguồn: http://vinanet.vn/nang-luong/nhu-cau-lng-cua-an-do-bi-cham-lai-do-han-che-co-so-ha-tang-709405.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục