Pakistan phủ bóng lên mối quan hệ chống khủng bố giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Bắc Kinh nói rằng, chiến dịch chống khủng bố toàn cầu trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) phải được đẩy mạnh, nhưng không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Không nhắc đến Pakistan, ngày 10/6/2019, Trung Quốc nói rằng, chiến dịch chống khủng bố toàn cầu trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) phải được đẩy mạnh, nhưng không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Bishkek để tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO bắt đầu vào ngày 6/6/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Hán Huy cho biết, trong mỗi cuộc hội nghị thượng đỉnh, các thảo luận về việc xây dựng thể chế SCO sẽ liên quan đến hợp tác kinh tế và hợp tác an ninh, đặc biệt là về chống khủng bố,.
Nhưng ông Trương bày tỏ rằng, Pakistan không nên trở thành tâm điểm của chương trình nghị sự chống khủng bố trong khuôn khổ SCO. Việc thành lập SCO không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, nhưng hội nghị thượng đỉnh lần này chắc chắn sẽ chú ý đến các mối quan hệ quốc tế và các vấn đề khu vực.
Cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Modi
Ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp ông Narendra Modi bên lề hội nghị. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Modi nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai sau chiến thắng bầu cử ấn tượng trong cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc vào tháng 5/2019. Trong một cử chỉ hiếm hoi, ông Tập đã gửi lời chúc mừng chân thành đến ông Modi vì đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trước khi công bố kết quả chính thức.
Về Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc dường như đang theo đuổi các phát biểu cạnh tranh nhau. Trong chuyến thăm Maldives - quốc gia đầu tiên mà ông Modi đến thăm sau khi nhậm chức lần thứ hai - ông Modi đã đả kích về “nhà nước tài trợ khủng bố” là “mối đe dọa lớn nhất” của chiến dịch chống khủng bố quốc tế.
Ông Modi khẳng định rằng: “Những kẻ khủng bố không có ngân hàng. Chúng không có nhà máy đúc tiền, cũng không có xưởng vũ khí. Nhưng dường như cả tiền lẫn vũ khí đều không cung ứng đủ cho chúng. Chúng lấy những thứ này từ đâu? Ai cung cấp cho chúng các phương tiện cần thiết?”
Nhưng giữa chiến dịch bầu cử ở Ấn Độ, Trung Quốc đã đồng ý chỉ định Masood Azhar, người đứng đầu nhóm khủng bố có trụ sở ở Pakistan Jaish-e-Mohammed, là một kẻ khủng bố quốc tế, đáp ứng nhu cầu lâu dài và cấp bách của Ấn Độ.
Mặc dù đã đồng ý chỉ định Azhar, sau vụ tấn công khủng bố Pulwama hồi tháng 2/2019, Trung Quốc vẫn cho rằng, họ từ chối xem Pakistan với tư cách là nhà nước tài trợ cho khủng bố.
Một nguồn tin chính thức không nêu tên nói với The Hindu rằng, sau khi Azhar bị chỉ định là khủng bố, Trung Quốc sẽ hy vọng Ấn Độ bắt đầu giảm bớt áp lực đối với Pakistan tại các cuộc họp của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), nơi Islamabad đã bị liệt kê vào danh sách đen. Trong trường hợp Pakistan lọt vào danh sách đen của FATF, nước có thể phải đối mặt với sự cô lập kinh tế quốc tế hơn nữa, và gây áp lực lớn cho nền kinh tế vốn đã mong manh của nước này.
Nguồn tin này chỉ ra rằng, Trung Quốc cũng sẽ khuyến khích một cuộc đối thoại giữa Ấn Độ và Pakistan, vì cả hai đều là thành viên của SCO.
Không mất tập trung vào vấn đề an ninh, SCO - một nhóm các nước Âu - Á gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan cùng với Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan - dự kiến sẽ củng cố phương diện kinh tế của nhóm trong hội nghị thượng đỉnh Bishkek.
Ông Trương cho biết: “An ninh và phát triển là hai vấn đề trọng tâm của SCO”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024