Sử dụng công nghệ để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ Ấn Độ
Theo trang Invest India, Ấn Độ - với di sản văn hóa phong phú - đã đánh dấu những bước tiến quan trọng về công nghệ trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống cũng như hiện vật lịch sử quý giá.
Bảo tồn di sản văn hóa
Từng phụ thuộc vào các kỹ thuật cũ như vi phim để xử lý hình ảnh sao chép các chi phiếu và các chứng từ khác để lưu trữ. Giờ đây, Ấn Độ đã tiếp cận với công nghệ tiên tiến trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Trong bối cảnh hiện tại, việc bảo tồn các tài liệu văn hóa quý giá của Ấn Độ đã được cách mạng hóa, vượt qua các ranh giới và hạn chế của quá khứ. Ngày nay, hầu hết mọi hiện vật có ý nghĩa văn hóa như bản đồ, bản thảo, hình ảnh và bản ghi âm đều có thể tìm thấy sức sống mới và được bảo tồn hiệu quả thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
Ấn Độ đã đón nhận thời kỳ phục hưng kỹ thuật số, kết hợp các kỹ thuật quét tiên tiến và các sáng kiến đổi mới là cơ hội giúp nước này chia sẻ sự giàu có về văn hóa quốc gia với thế giới.
Các hiện vật, bản thảo và tài nguyên văn hóa của Ấn Độ được lưu trữ trong các kho lưu trữ và bảo tàng đang phải đối mặt với những thách thức về mặt bảo tồn và khả năng tiếp cận. Các sáng kiến như dự án di sản Ấn Độ trong không gian kỹ thuật số (IHDS) sẽ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để ghi lại nhằm chia sẻ sự đa dạng văn hóa của đất nước.
Chương trình nghiên cứu tập trung vào việc khai thác các công nghệ kỹ thuật số để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu di sản. Công nghệ thị giác máy tính nhận diện khuôn mặt, đồ họa, âm thanh và video cũng như thiết kế giao diện người dùng cũng mang đến những khả năng biến đổi để tạo ra trải nghiệm phong phú cho công chúng, giúp họ hiểu hơn về lịch sử.
Những công cụ này cũng trao quyền cho các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu học thuật về di sản văn hóa của Ấn Độ, cho phép khám phá, giáo dục và nghiên cứu học thuật. Ngoài ra còn có các công cụ tiên tiến như AI, quét laser và đo ảnh, hỗ trợ khôi phục, số hóa và ghi lại chính xác di sản vật thể. Việc bảo tồn kỹ thuật số này mở ra con đường cho nghiên cứu lịch sử, giáo dục công dân về sự phong phú của văn hóa.
Các cơ quan chính phủ như Cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) cùng với các tổ chức phi chính phủ như INTACH và ITRHD đã đóng góp tích cực vào việc bảo tồn di sản của Ấn Độ.
Công nghệ mang đến tiềm năng to lớn
Thông qua quan hệ đối tác với các tổ chức như CyARK – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo tồn các di sản văn hóa thế giới dưới dạng kỹ thuật số cùng với các trường đại học quốc tế, các công nghệ tiên tiến như quét laser 3D, LIDAR và sử dụng drone khảo sát máy bay không người lái sẽ được sử dụng để ghi lại các di tích và địa điểm một cách toàn diện.
Sự hợp tác với các trường đại học nước ngoài cũng mang đến kỹ thuật thăm dò và công nghệ khai quật mới nhất, tăng cường các hoạt động bảo tồn.
Đầu năm nay, cuộc họp nhóm công tác du lịch tại Rann of Kutch nằm tại tỉnh Kutch, Ấn Độ đã tập trung vào việc bảo tồn các địa điểm khảo cổ và bảo vệ văn hóa thông qua sáng kiến "Thúc đẩy Du lịch Khảo cổ học: Khám phá Di sản Văn hóa chung". Ấn Độ, nước giữ chức chủ tịch G20 năm nay, đã tổ chức các nhóm họp trước thềm hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô New Delhi vào tháng 9 năm nay.
Cuộc họp đã làm sáng tỏ những thách thức trong công tác bảo tồn và tác động tích cực đến du lịch khảo cổ đối với cộng đồng địa phương. Ngoài ra, sự phong phú về văn hóa của Ấn Độ còn còn thể nhìn thấy qua sự lan tỏa từ các bộ phim điện ảnh, là cách để thúc đẩy du lịch phát triển. Làm phim có trách nhiệm được xem là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái, động vật hoang dã và văn hóa.
Nhìn chung, các cuộc họp nhóm công tác du lịch tại Ấn Độ là nền tảng để thúc đẩy trao đổi kiến thức và quảng bá văn hóa đích thực cũng như những kho tàng văn hóa tiềm ẩn của Ấn Độ. Một số nghiên cứu điển hình cũng cho thấy việc triển khai thành công các giải pháp sẽ đều phải dựa trên công nghệ. Quét 3D tại chỗ, phần mềm học sâu và nền tảng robot đều được sử dụng để bảo tồn và phát huy các di tích và hiện vật văn hóa.
Các mô hình kỹ thuật số thu được cũng sẽ được sử dụng cho các hướng dẫn ảo, trải nghiệm thực tế tăng cường và bản sao in 3D. Ngoài ra, sáng kiến Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ở Rajasthan cũng góp phần vào bảo tồn các di tích và thiết lập hệ thống quản lý quỹ đất, tăng cường quản trị và quản lý nhà nước thông minh hơn.
Mặc dù công nghệ mang lại tiềm năng to lớn nhưng những thách thức như sự lỗi thời của công nghệ, sự hạn chế của nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng như chi phí chuyển đổi và lưu trữ vẫn cần được khắc phục. Và quá trình này cần tiếp tục hợp tác, nghiên cứu và đầu tư hơn nữa của chính phủ vào những công nghệ mới nổi.
Trong thời gian dài, những nỗ lực của Ấn Độ nhằm sử dụng công nghệ để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn. Thông qua số hóa, kỹ thuật quét tiên tiến, sáng kiến hợp tác và nghiên cứu, Ấn Độ đang đảm bảo tốt công tác bảo tồn, tiếp cận và phát huy di sản văn hóa phong phú của đất nước./.
Hồng Nhung
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024