Sứ mệnh Đại dương của Ấn Độ
Ủy ban Nội các về các vấn đề Kinh tế do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì vào tháng 6 năm 2021 đã thông qua "Sứ mệnh Đại dương" nhằm tìm kiếm tài nguyên dưới biển và phát triển các công nghệ biển giúp sử dụng bền vững tài nguyên biển.
Chi phí ước tính của Sứ mệnh là 40,7 tỷ rupee (~534 triệu USD) trong thời gian 5 năm. Sứ mệnh Đại dương là một dự án tập trung vào các hoạt động hỗ trợ Sáng kiến Kinh tế Biển Xanh của Chính phủ Ấn Độ.
Sứ mệnh Đại dương bao gồm sáu thành phần chính sau:
• Phát triển công nghệ khai thác dưới biển sâu và tàu lặn có người lái
• Phát triển các Dịch vụ Tư vấn về Biến đổi Khí hậu Đại dương
• Công nghệ sáng tạo giúp thăm dò và bảo tồn đa dạng sinh học biển
• Khảo sát và thăm dò Đại dương
• Năng lượng và nước ngọt từ Đại dương
• Trạm biển tiên tiến dành cho sinh học đại dương
Quốc vụ khanh Bộ Khoa học Trái đất và Bộ Khoa học & Công nghệ Ấn Độ, Tiến sĩ Jitendra Singh, trong một văn bản trả lời gửi Nghị viện vào ngày 16 tháng 3 đã thông báo rằng Bộ Khoa học Trái đất đã khởi động Sứ mệnh Đại dương (DOM) và Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) là một trong các bên hợp tác thực hiện Sứ mệnh. Viện Công nghệ Đại dương Quốc gia đang phát triển một tàu lặn có người lái với khả năng chở ba người xuống độ sâu 6000m dưới biển. Trung tâm Vũ trụ Vikram Sarabhai (VSSC) của ISRO đang tham gia phát triển một quả cầu bằng hợp kim titan có đường kính 2,1 m cho tàu lặn có người lái.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://pib.gov.in/PressReleasePage.aspx?PRID=1727525
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ thắt chặt các biện pháp chống ô nhiễm không khí
Tin tức 03:00 01-12-2024
Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
Tin tức 10:00 12-12-2024
Bất chấp sóng gió, quan chức Ấn Độ thăm Bangladesh
Tin tức 10:00 09-12-2024
Ấn Độ khẳng định cam kết về quan hệ chiến lược với Nga
Tin tức 09:00 12-12-2024