Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thắp lại hy vọng về kỷ nguyên mới trong quan hệ Ấn Độ-Malaysia

Thắp lại hy vọng về kỷ nguyên mới trong quan hệ Ấn Độ-Malaysia

Đầu năm nay, để tăng cường quan hệ quốc phòng, nhà sản xuất máy bay Hindustan Aeronautics Ltd đã mở chi nhánh tại Malaysia, tập trung vào thỏa thuận Tejas và đáp ứng các yêu cầu khác của Lực lượng Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) như nâng cấp và bảo dưỡng máy bay Nga, như máy bay chiến đấu Sukhoi-30 và máy bay huấn luyện Hawk của Anh.

07:00 28-11-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Việc ông Anwar Ibrahim tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng đời thứ 10 của Malaysia hôm thứ Năm đã thắp lại hy vọng về một kỷ nguyên mới trong quan hệ Ấn-Malay sau khi mối quan hệ này trở nên xấu đi do sự gần gũi với Pakistan.

Với tư cách là một bộ trưởng và lãnh đạo phe đối lập trong quá khứ, Ibrahim đã duy trì mối quan hệ thân tình với New Delhi trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả với Thủ tướng Narendra Modi.

Ông Ibrahim là một khách mời thường xuyên đến Ấn Độ, và trước đây đã nói rằng, Malaysia sẽ hành động chống lại nhà thuyết giáo Hồi giáo Zakir Naik nếu được cung cấp bằng chứng về vai trò của ông ta trong việc kích động hận thù và chủ nghĩa cực đoan.

Trong dòng tweet của mình, ông Modi chúc mừng ông Anwar được bổ nhiệm và bày tỏ sự quan tâm đến việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-Malaysia.

"Xin chúc mừng Dato' Seri @anwaribrahim đã được bầu làm Thủ tướng Malaysia. Tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với nhau để tăng cường hơn nữa Quan hệ Đối tác Chiến lược Tăng cường Ấn Độ-Malaysia".

"Mặc dù mối bận tâm trước mắt của Thủ tướng Anwar Ibrahim chắc chắn là vấn đề nội bộ, nhưng tầm nhìn của ông ấy chắc chắn bao hàm mối quan hệ mạnh mẽ và gần gũi hơn với Ấn Độ. Tôi hy vọng ông ấy có thể mang lại sự tập trung rất cần thiết vào việc củng cố quan hệ của chúng ta", TS Tirumurti, cựu quan chức Ấn Độ phái viên tại Malaysia và sau đó là Đại diện thường trực tại LHQ nói với tờ ET.

Trong cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 19 tháng 11, đảng Pakatan Harapan (PH) của Ibrahim đã giành được số ghế lớn nhất (82),  cần 112 ghế để chiếm thế đa số để tự thành lập chính phủ.

Là một nhà lãnh đạo kỳ cựu trong chính trường Malaysia, Ibrahim bắt đầu sự nghiệp chính trị với tư cách là một nhà hoạt động sinh viên, và vào năm 1971, ông thành lập Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia, được biết đến với tên viết tắt ABIM trong tiếng Mã Lai. Trong những năm đầu sự nghiệp chính trị của mình, ông bắt đầu lãnh đạo các cuộc biểu tình chống đói nghèo ở nông thôn và các mục tiêu kinh tế xã hội khác trong nước.

Ảnh hưởng chính trị của Ibrahim đã lọt vào mắt xanh của thủ tướng khi đó là Mahathir Mohammad, người đã thuyết phục ông gia nhập đảng Tổ chức Quốc gia Mã Lai Thống nhất (UMNO) cầm quyền.

Với vai trò là bộ trưởng tài chính, ông Ibrahim đã đưa ra các quyết định liên quan đến quản trị đất nước, theo nhiều cách đã giúp Malaysia vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990. Khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, mối quan hệ giữa Mohammad và Ibrahim trở nên xấu đi, đến mức vào tháng 9 năm 1998, Anwar bị sa thải và bị buộc tội tham nhũng và kê gian (sodomy).

Sau đó, Anwar trở lại chính trường, lãnh đạo đảng cải cách của chính mình, đảng đã suýt đánh bại UMNO trong cuộc bầu cử năm 2013. Nhưng một lần nữa, anh ta bị buộc tội kê gian (sodomy) và bị bỏ tù vào năm 2015.

Malaysia là đối tác kinh tế quan trọng của Ấn Độ tại ASEAN.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ sang Malaysia là nhiên liệu khoáng sản, dầu khoáng; nhôm, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; sắt và thép; đồng; Hóa chất hữu cơ; lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi; máy móc và thiết bị cơ khí; máy móc và thiết bị điện, v.v.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ấn Độ từ Malaysia là nhiên liệu khoáng, dầu khoáng, máy móc và thiết bị điện; mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí; đồng, gỗ; than gỗ, nhôm, hóa chất hữu cơ, sắt thép và các sản phẩm hóa chất khác.

Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 24 tại Ấn Độ với dòng vốn FDI là 932,19 triệu USD, chiếm 0,22% tổng dòng vốn FDI là 421 tỷ USD vào Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 3 năm 2019.

Các công ty Malaysia chủ yếu quan tâm đến việc đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và xây dựng, đặc biệt tập trung vào đường bộ và đường cao tốc, đường sắt và nâng cấp sân bay và bến cảng.

Các lĩnh vực khác là viễn thông, CNTT-TT, kỹ thuật, điện, dầu khí, v.v.

Quan hệ quốc phòng của Ấn Độ với Malaysia đã đạt được động lực trong những năm gần đây. Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký năm 1993 là nền tảng của quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục