Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 1400 tỷ Rs

Xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 1400 tỷ Rs

Danh sách bản địa hoá tích cực của hơn 3.700 mặt hàng, bao gồm các thiết bị thay thế linh kiện/dây chuyền cho các đơn vị khu vực công quốc phòng và 310 mặt hàng khác liên quan đến quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ ban hành để thúc đẩy sự tự lực.

10:00 11-12-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 1400 tỷ rupee trong năm 2021-22,  đồng thời cho biết thêm rằng, thành tích này là kết quả của các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy xuất khẩu phần cứng quân sự sang các nước thân thiện.

Bộ trưởng Singh cho biết, nhờ những nỗ lực của chính phủ, xuất khẩu quốc phòng hiện đã vượt qua 1400 tỷ Rupee, so với 900 tỷ Rupee vào năm 2014. Ông bày tỏ sự tin tưởng rằng, “đến năm 2023, xuất khẩu quốc phòng sẽ vượt qua 1900 tỷ Rupee và chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu xuất khẩu trị giá 2500 tỷ rupee vào năm 2025."

Ông Sighn cho biết, trọng tâm của chính phủ là tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vì sự phát triển của họ cũng như của quốc gia, đồng thời mời các công ty nước ngoài tham gia 'Sản xuất tại Ấn Độ, Sản xuất cho Thế giới' (Make in India, Make for the World).

Danh sách bản địa hoá tích cực của hơn 3.700 mặt hàng, bao gồm các thiết bị thay thế linh kiện/dây chuyền cho các đơn vị khu vực công quốc phòng và 310 mặt hàng khác liên quan đến quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng Ấn Độ ban hành để thúc đẩy sự tự lực.

Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đã ghi nhận mức tăng gần gấp sáu lần từ năm 2017 đến năm 2021, tăng từ 152 tỷ rupee lên 843,5 tỷ rupee trong giai đoạn đó.

Ca ngợi tầm nhìn của Thủ tướng Narendra Modi vì phúc lợi quốc gia, ông Singh cho biết, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm với GDP 3,5 nghìn tỷ USD trong 8,5 năm qua.

Trước năm 2014, Ấn Độ nằm trong số 'Năm quốc gia dễ đổ vỡ', một từ do công ty đầu tư Morgan Stanley đặt ra. Ngày nay, Ấn Độ đã rời khỏi danh sách đó và gia nhập 'Năm nền kinh tế tuyệt vời' của thế giới.

Theo một bài viết về triển vọng kinh tế toàn cầu được đăng gần đây của Giám đốc điều hành Morgan Stanley là Chetan Ahya, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc vào năm 2027. GDP của Ấn Độ sẽ tăng lên 8,5 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới. cho thấy rõ ràng rằng Ấn Độ đã trở thành trung tâm hy vọng và niềm tin của thế giới.

Ông Singh nói thêm rằng, do tình hình kinh tế mạnh mẽ của đất nước, Ấn Độ đã thu hút khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục bất chấp COVID-19. Ấn Độ sẽ trở thành một trong những quốc gia mạnh mẽ nhất trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục