Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ bắt đầu mời thầu cạnh tranh quốc tế cho loạt máy bay tiêm kích một động cơ

Ấn Độ bắt đầu mời thầu cạnh tranh quốc tế cho loạt máy bay tiêm kích một động cơ

New Delhi: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika cho biết, Ấn Độ sẽ mời thầu cạnh tranh quốc tế để lựa chọn loại máy bay tiêm kích một động cơ của nước ngoài được sản xuất ở Ấn Độ.

03:00 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phát biểu tại một cuộc họp báo gần đây, ông Parrika cho biết, việc quyết định lựa chọn một đối tác phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích một động cơ cho Lực lượng Không quân Ấn Độ sẽ tùy thuộc vào việc chuyển giao công nghệ và giá cả của các nhà sản xuất thiết bị gốc.

Ông Parrika còn tiết lộ một dòng máy bay tiêm kích đơn khác sẽ được thực hiện dưới mô hình đối tác chiến lược sẽ được thông báo vào cuối tháng.

Một quan chức cấp cao của Lực lượng Không quân Ấn Độ cho biết: “Trong vòng bốn tháng tới, chúng tôi sẽ gửi đề xuất mới liên quan đến việc phát triển loại máy bay tiêm kích một động cơ mới đến Bộ Quốc phòng và sẽ nỗ lực đẩy nhan tiến độ. Không quân Ấn Độ sẽ đặt hàng 200 máy bay tiêm kích một động cơ được sản xuất ở Ấn Độ với chi phí khoảng 45 triệu USD mỗi chiếc không kể vũ khí đi kèm”.

Khái niệm đối tác chiến lược đã được tranh luận ở Ủy ban Aetre thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Ủy ban này vào tháng 4 năm 2016 đã đưa ra đề nghị chỉ định một vài công ty tư nhân trở thành đối tác chiến lược.

Tuy nhiên, một quan chức hàng đầu thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng, việc lựa chọn một công ty tư nhân của Ấn Độ để sản xuất loại máy bay tiêm kích một động cơ sẽ được nội các thông qua vào cuối năm 2017. Sau đó, cuộc đấu thầu toàn cầu sẽ được bắt đầu với kỳ vọng hãng Lockheed Martin của Hoa Kỳ và Saab của Thụy Điển sẽ chào hàng phiên bản F-16 Block 70 và Gripen.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, hồ sơ dự thầu toàn cầu sẽ được phát hành vào quý I năm 2018. Vào thời điểm đó, một công ty tư nhân sẽ được đề xuất là đơn vị sản xuất đối tác chiến lược và quá trình kéo dài hai hay nhiều năm sẽ bắt đầu định giá bỏ thầu kỹ thuật và tài chính, và tiến hành thử nghiệm rộng rãi.
Thỏa thuận cuối cùng giữa hai chính phủ sẽ được ký kết vào năm 2021. Hiện tại, ông Parrika tuyên bố, Ấn Độ có đề nghị mua bổ sung máy bay Rafael sau hợp đồng trị giá 8,8 tỉ USD với Pháp về việc mua 36 máy bay loại này vào tháng 9 năm 2016.

Không quân Ấn Độ muốn thay thế các máy bay MiG 21 và MiG 27 có tuổi thọ 11 năm của Nga trong năm đến bảy năm tới. Điều này khiến Ấn Độ đối mặt với sự thiếu hụt sức mạnh với 34 phi đội máy bay tiêm kích, thiếu 11 so với yêu cầu là 45 chiếc, số lượng cần thiết để đối phó với Trung Quốc và Pakistan trong tương lai.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://www.defensenews.com/articles/parrikar-india-to-kick-off-competition-for-new-foreign-single-engine-fighters

Nguồn:

Cùng chuyên mục