Ấn Độ có điều kiện tốt để cung cấp nhân lực tay nghề cao trên toàn cầu
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu lần thứ 9 về phát triển kỹ năng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ (CPV & OIA- Thư ký - Lãnh sự, Hộ chiếu & Thị thực và Các vấn đề Ấn Độ ở nước ngoài) Sanjay Bhattacharyya cho biết, Ấn Độ sẵn sàng cải thiện sự hiện diện của công nhân và chuyên gia có kỹ năng cao thông qua các thỏa thuận cùng có lợi với châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Hôm thứ Tư (9/12) một quan chức của Bộ Ngoại giao cho biết, Ấn Độ có vị trí địa kinh tế và địa chính trị tốt có thể tạo dựng và cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng toàn cầu.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu lần thứ 9 về phát triển kỹ năng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ (CPV & OIA- Thư ký - Lãnh sự, Hộ chiếu & Thị thực và Các vấn đề Ấn Độ ở nước ngoài) Sanjay Bhattacharyya cho biết, Ấn Độ sẵn sàng cải thiện sự hiện diện của công nhân và chuyên gia có kỹ năng cao thông qua các thỏa thuận cùng có lợi với châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Thế giới ngày nay mang đặc trưng toàn cầu hóa, động lực của nó đến từ sự dịch chuyển của nhân tài toàn cầu. Theo ông Bhattacharyya, chuyên môn hóa, kiến thức và kỹ năng dành riêng cho từng lĩnh vực là chìa khóa thành công và cũng sẽ quyết định khả năng tuyển dụng của giới trẻ, những người tạo nên lợi thế về nhân khẩu học và là lợi thế của Ấn Độ vào nửa sau thế kỷ 21.
Phát biểu về “Tương lai việc làm - Tạo dựng lực lượng lao động có tay nghề cạnh tranh trên toàn cầu”, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nước này có vị trí tốt trong các thị trường lao động truyền thống ở Vùng Vịnh và Châu Âu.
Ông Bhattacharyya cho biết: “Câu chuyện thành công của Ấn Độ ở Vùng Vịnh đã được nhiều người biết đến và có hơn 9 triệu công nhân và chuyên gia Ấn Độ ở những nước này. Lãnh đạo khu vực vùng Vịnh đã thừa nhận sự đóng góp của nhân lực Ấn Độ vào sự phát triển của khu vực và người Ấn Độ là lựa chọn ưu tiên của các nước vùng Vịnh”. Ông Bhattacharyya chỉ ra rằng, thị phần của Ấn Độ trên thị trường lao động châu Âu cũng có dấu hiệu tích cực, một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Hợp tác kinh tế (OECD) cho thấy, trong số 12 triệu người di cư gần đây sống ở các nước OECD, 30-35% có trình độ học vấn cao và được đào tạo nghề.
Ấn Độ được xếp hàng đầu với hơn 300 ngàn người có trình độ học vấn cao ở các nước OECD, điều này phản ánh lực lượng lao động có kỹ năng và được đào tạo mà Ấn Độ sở hữu.
Ông Bhattacharyya cho biết, việc ký kết Tuyên bố chung về chương trình nghị sự giữa Ấn Độ và EU năm 2016 khẳng định mục tiêu chung là tổ chức tốt hơn và thúc đẩy di cư thường xuyên ở tất cả các cấp, tối đa hóa tác động phát triển của di cư và dịch chuyển vì lợi ích chung.
“Chúng tôi cũng đang nỗ lực để cung cấp các khuôn khổ hỗ trợ thông qua khuôn khổ Đối tác về di cư và dịch chuyển. Trong khi thỏa thuận này đã được ký kết với Pháp, các thỏa thuận với Bồ Đào Nha, Đức, Benelux, Anh và Nhật Bản (bên ngoài EU) đang trong quá trình thực hiện ”. Ông Bhattacharyya nói thêm rằng, một số quốc gia khác cũng quan tâm đến các thỏa thuận như vậy.
Bhattacharyya nói rằng: “Ấn Độ sẵn sàng cải thiện sự hiện diện của các công nhân và chuyên gia có tay nghề cao thông qua các thỏa thuận cùng có lợi với châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
“Ấn Độ có vị trí địa lý kinh tế và địa chính trị tốt có thể tạo dựng và cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao trên toàn cầu do lợi thế cạnh tranh, các kỹ năng cốt lõi vững chắc về ngôn ngữ tiếng Anh và trong các môn học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học)”.
Ông Bhattacharyya khẳng định, tăng cường tiếng Anh và các chương trình ngôn ngữ kinh doanh khác như tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật sẽ đảm bảo khả năng dịch chuyển, khả năng tuyển dụng và sự sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động toàn cầu cao hơn.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024