Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ dư thừa 245 triệu lao động tay nghề cao vào năm 2030

Ấn Độ dư thừa 245 triệu lao động tay nghề cao vào năm 2030

Một nghiên cứu cho biết, Ấn Độ dự kiến sẽ dư thừa 245 triệu lao động có tay nghề cao vào năm 2030, chủ yếu là do "nguồn cung trong độ tuổi lao động lớn", thậm chí khi hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều sẽ phải vật lộn với việc khủng hoảng lao động tay nghề cao vào thời điểm đó.

03:23 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày 8/5/2018, Công ty Tư vấn tổ chức Korn Ferry cho biết, đến năm 2030, hơn 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn có khả năng "thiếu hụt 85,2 triệu lao động tay nghề cao".

"Sự thiếu hụt lao động kỹ thuật toàn cầu này có thể dẫn đến việc mất 8452 nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm vào năm 2030 - tương đương với tổng GDP của Đức và Nhật Bản".

Theo nghiên cứu, Ấn Độ là nước duy nhất dự kiến sẽ có thặng dư lao động tay nghề cao trong ngành dịch vụ tài chính và kinh doanh vào năm 2030.

"Ấn Độ dự kiến có dư thừa khoảng 245,3 triệu lao động tay nghề cao vào năm 2030, đây là quốc gia duy nhất trong nghiên cứu của chúng tôi dự kiến sẽ có thặng dư lao động, chủ yếu nhờ nguồn cung nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào và các chương trình của chính phủ nhằm nâng cao tay nghề người lao động”.

Tuy Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong sáu năm tới, nhưng nghiên cứu trên cho biết, độ tuổi trung bình của Ấn Độ dự đoán sẽ chỉ ở mức 31 vào năm 2030, điều này có nghĩa là Ấn Độ có nguồn dân số trong độ tuổi lao động rất lớn.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đã công bố các chương trình để nâng cao kỹ năng và năng lực của người lao động.

Nghiên cứu cho biết: "Các ngành công nghiệp có nguồn cung lao động thặng dư nhiều nhất ở Ấn Độ bao gồm các dịch vụ tài chính với mức thặng dư 1,1 triệu người, công nghệ, truyền thông, viễn thông (TMT) 1,3 triệu người và sản xuất 2,44 triệu người trong 12 năm".

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, đến năm 2030, tất cả các nước, ngoại trừ Ấn ,

Bà Bhavna Sud, Đối tác của Korn Ferry Ấn Độ cho biết, mặc dù Ấn Độ dư thừa nhân lực, nhưng những thách thức song trùng về việc làm và tạo việc làm cần được giải quyết.

Bà Sud chỉ ra rằng: "Chính phủ cũng như ngành công nghiệp đã có những nỗ lực đáng kể để giải quyết cả hai vấn đề thông qua các chương trình như “Kỹ năng Ấn Độ”, nhưng chúng tôi sẽ phải làm nhiều hơn nữa để tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực dư thừa mà chúng tôi có. Nếu không khống chế thì sự dư thừa nhân lực sẽ mang đến nỗi lo lắng về vấn đề thất nghiệp".

Về xu hướng toàn cầu, Công ty Korn Ferry cho biết, ảnh hưởng của khủng hoảng nhân lực là nghiêm trọng đến mức ưu thế tăng trưởng liên tục của các cường quốc dịch vụ phải chịu sự nghi ngờ, từ London với tư cách là một trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu cho đến nước Mỹ với tư cách là người dẫn đầu trong lĩnh vực kỹ thuật, và Trung Quốc với tư cách là trung tâm sản xuất chính.

"Kết quả là, các tổ chức có thể di dời trụ sở và trung tâm hoạt động của họ đến những nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào hơn. Các chính phủ sẽ buộc phải đầu tư cải thiện kỹ năng của người lao động để ngăn chặn sự ra đi của các công ty và bảo vệ nguồn thu và vị thế quốc gia".

Một phát hiện khác là tăng trưởng toàn cầu, xu hướng nhân khẩu học, lực lượng lao động có tay nghề, và thắt chặt nhập cư có nghĩa là cho dù  thậm chí năng suất tăng lên do tiến bộ công nghệ sẽ không đủ để ngăn chặn khủng hoảng về nhân lực.

Bên cạnh Ấn Độ, 19 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn khác cũng nằm trong phạm vi nghiên cứu này gồm: Brazil, Mexico, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, UAE, Anh, Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/indicators/india-to-have-talent-surplus-of-245-million-workers-by-2030-study/articleshow/64064096.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục