Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ được bầu vào cơ quan thống kê 'cao nhất' của Liên Hợp Quốc cho nhiệm kỳ 4 năm

Ấn Độ được bầu vào cơ quan thống kê 'cao nhất' của Liên Hợp Quốc cho nhiệm kỳ 4 năm

Ấn Độ giành được số phiếu áp đảo 46 trên 53 phiếu.

08:00 06-04-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đã được bầu chọn áp đảo vào Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc trong thời hạn 4 năm trong một cuộc bầu cử “cạnh tranh”, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn đang cạnh tranh cho chiếc ghế còn lại cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Ấn Độ giành được số phiếu áp đảo 46 trên 53 phiếu. Ứng cử viên thứ hai giữa Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn chưa được quyết định và quá trình bỏ phiếu sẽ tiếp tục sau đó trong ngày để bầu chọn các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương thành viên còn lại.

Ấn Độ được bầu bằng bỏ phiếu kín trong khi Argentina, Sierra Leone, Slovenia, Ukraine, anzania và Mỹ được bầu trực tiếp bằng cách vỗ tay thông qua cho nhiệm kỳ 4 năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Ngoại trưởng S Jaishankar đã đăng dòng tweet rằng: “Ấn Độ được bầu vào cơ quan thống kê cao nhất của Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 4 năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2024! Xin chúc mừng Nhóm @IndiaUNNewYork đã vượt qua một cách mạnh mẽ trong một cuộc bầu cử cạnh tranh”.

Ông nói thêm rằng "chuyên môn trong lĩnh vực thống kê, tính đa dạng và nhân khẩu học của Ấn Độ đã giúp nước này có một ghế trong Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc."

Các thành viên hiện tại từ các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản (2024), Samoa (2024) cũng như Kuwait và Hàn Quốc, những nhiệm kỳ của các nước này sẽ kết thúc vào năm nay.

Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1947, là cơ quan cao nhất của hệ thống thống kê toàn cầu tập hợp các Nhà Thống kê trưởng từ các quốc gia thành viên từ khắp nơi trên thế giới.

Đây là cơ quan ra quyết định cao nhất cho các hoạt động thống kê quốc tế, chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn thống kê và phát triển các khái niệm và phương pháp, bao gồm cả việc thực hiện chúng ở cấp quốc gia và quốc tế.

Ủy ban bao gồm 24 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc do Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc bầu ra trên cơ sở phân bổ công bằng về địa lý.

Năm thành viên đến từ các quốc gia châu Phi, bốn đến từ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, bốn đến từ các quốc gia Đông Âu, bốn đến từ các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe và bảy thành viên đến từ các quốc gia Tây Âu và các quốc gia khác.

 

Nguồn:

CIS

Cùng chuyên mục