Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ hướng tới phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn

Ấn Độ hướng tới phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn

Bibek Debroy, nhà kinh tế học nổi tiếng người Ấn Độ, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phân tích rằng, Ấn Độ đang đi đúng hướng để trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD.

06:35 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong những năm qua, Ấn Độ thường được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, một viễn cảnh tươi sáng khi so sánh với bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính phủ Ấn Độ đã công bố mục tiêu đầy tham vọng là đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024-2025. Một số ý kiến cho rằng, điều này là không thể đạt được, nhưng những ý kiến này đã bỏ qua yếu tố quy mô khổng lồ của nền kinh tế Ấn Độ trong khi đưa ra các dự đoán. Ngay cả khi phát triển với tốc độ chậm hơn, đóng góp của Ấn Độ vào nền kinh tế thế giới sẽ lớn hơn do khối lượng của nó.

Tốc độ tăng trưởng GDP là 8% là cần thiết để đạt được mục tiêu 5 nghìn tỷ USD và để kích hoạt sự phát triển này, cần triển khai ngay các sáng kiến ​​của chính phủ về chi tiêu công hiệu quả, thị trường đất đai, lao động và vốn hiệu quả cũng như kích thích năng suất và tinh thần kinh doanh. Không cần phải nói thêm rằng, chỉ cần giải quyết sự trì trệ ở các bang của Ấn Độ cũng đủ để mang lại mức tăng trưởng 8%. GDP cao hơn không chỉ là một con số. Nó còn có nghĩa là thu nhập cao hơn, nhiều việc làm hơn, điều kiện sống tốt hơn, giảm nghèo và các chỉ số kinh tế xã hội được cải thiện. Trong khi sự suy giảm đã được chứng kiến ​​trong quý trước, sự kích thích tiền tệ và tài khóa của Ấn Độ đã bắt đầu có hiệu lực và sẽ sớm xuất hiện. Nhìn vào tình trạng hiện tại, chúng ta có thể giả định rằng, trong năm tài chính 2019-2020, Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng GDP thực tế khoảng 5%. Giai đoạn 2020-2021, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên ít nhất 6% và tăng thêm 0,5 % nữa (nhận định này đưa ra trước đại dịch Covid-19).

Một trong những thành công của điều hành kinh tế vĩ mô từ năm 2014 đến 2020 là kiểm soát được lạm phát. Lạm phát là một loại thuế lũy thoái. Nó làm tổn thương những người nghèo nhiều hơn những người giàu. Tăng trưởng thực tế 6% và lạm phát 4% mang lại tăng trưởng danh nghĩa 10%, trong khi tăng trưởng thực tế 6% và lạm phát 9% mang lại tăng trưởng danh nghĩa 15%. Mặc dù mức tăng trưởng danh nghĩa 15% có thể khiến người ta cảm thấy tốt hơn so với mức tăng trưởng danh nghĩa 10%, nhưng mức tăng trưởng danh nghĩa 10%, với lạm phát thấp hơn, lại thích hợp hơn.

Tuy nhiên, mục đích của chúng ta là đưa Ấn Độ sang một quỹ đạo tăng trưởng cao hơn. Kể từ năm 2014, và các chính sách của Chính phủ Narendra Modi trong nhiệm kỳ thứ hai là sự tiếp nối hợp lý của nhiệm kỳ thứ nhất, các cơ chế đang được xây dựng để đảm bảo chính xác điều đó. Nhưng trước hết, môi trường bên ngoài không tốt, sự bất ổn toàn cầu cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu và triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ. Không có quá nhiều quốc gia có khả năng tăng trưởng ở mức 6%. Thứ hai, hệ thống và các nguồn tăng trưởng nội sinh còn nhiều bất cập. Về mặt lịch sử, quản trị của Ấn Độ tập trung quá mức. Kể từ năm 2014, đã có sự thay đổi về thể chế, làm cho việc quản trị trở nên phi tập trung hơn. Một ví dụ về điều này là cách thức hoạt động của Hội đồng GST (Thuế hàng hóa và dịch vụ). Quản trị phi tập trung không chỉ đơn thuần là phân quyền tài chính, mặc dù điều này cũng đã xảy ra thông qua các khuyến nghị của Ủy ban Tài chính 14.

Thứ ba, sự bao trùm phải được hiểu theo nghĩa cung cấp cho người dân cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, như đường sá (và tính sẵn sàng của các hình thức giao thông khác), điện, kết nối khí đốt, nhà vệ sinh, tình hình vệ sinh chung, nhà ở, trường học (và giáo dục đại học), kỹ năng, điều trị y tế, bảo hiểm, lương hưu, ngân hàng tài khoản và tín dụng. Sự cải thiện trong những cơ sở hạ tầng này đặc biệt rõ ràng ở vùng nông thôn Ấn Độ. Các khoản trợ cấp hiện được chuyển vào tài khoản ngân hàng và được liên kết với Aadhaar (Aadhaar là mã số nhận dạng do Cơ quan nhận dạng duy nhất của Ấn Độ cấp cho mọi công dân). Năng suất thu được từ các sáng kiến ​​hòa nhập và trao quyền như vậy không thể được định lượng ngay về mặt kinh tế. Nhưng chúng có thể hữu hình (và được xác nhận một cách định tính, chẳng hạn như trong quá trình chuyển đổi từ nấu bếp củi sang dung khí hóa lỏng LPG, hoặc cung cấp nhà vệ sinh, hoặc các khoản vay Mudra) và sẽ cho phép Ấn Độ tận dụng nguồn nhân lực khổng lồ cho mục tiêu tăng trưởng.

Thứ tư, chương trình nghị sự hòa nhập và trao quyền kinh tế có thể đi ngược lại nền tảng cải thiện cả mức độ dễ sống của người dân và mức độ dễ dàng kinh doanh của doanh nhân. Một doanh nhân không nhất thiết phải là người làm trong doanh nghiệp. Các chỉ số kinh doanh dễ dàng của Ngân hàng Thế giới không thể áp dụng để tính mức độ dễ dàng kinh doanh ở Ấn Độ. Các sáng kiến ​​kinh doanh của Cục Chính sách và Xúc tiến Công nghiệp (DIPP) hoặc Cục Xúc tiến Công nghiệp và Nội thương, đã cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh ở tất cả các bang. Việc hiện đại hóa hồ sơ đất đai và làm sạch các điều mục cũng đang được tiến hành. Số liệu đầu tư (bao gồm cả FDI) cho thấy sự cải thiện.

Thứ năm, việc làm trong sạch thể chế chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho tăng trưởng trong ngắn hạn. Ví dụ Đạo luật Bất động sản (Quy định và Phát triển), giám sát các giao dịch tài chính bất hợp pháp, kìm hãm các công ty vỏ bọc, vỡ nợ và phá sản và cải thiện việc tuân thủ thuế. Những điều này sẽ dẫn đến chi phí tăng ngay lập tức, nhưng đổi lại sẽ mang tới lợi ích hiệu quả trong tương lai.

Nhìn chung, Ấn Độ đang trong quá trình làm cho đất đai (và tài nguyên thiên nhiên), thị trường lao động và vốn trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn, không chỉ thuận lợi cho tham gia kinh doanh mà còn cho cả việc chấm dứt kinh doanh.

Vấn đề tài chính của Chính phủ Ấn Độ đã được quản lý tốt, không có sai lệch so với mục tiêu củng cố tài khóa. Cải cách thuế đang được tiến hành và thuế suất thuế doanh nghiệp đã được giảm. Đối với cả thuế trực thu và thuế gián thu, chương trình nghị sự là đơn giản hóa và loại bỏ các khoản miễn trừ, dẫn đến giảm chi phí khi tuân thủ luật. Do đó, có thể dự đoán là GDP 5% trong giai đoạn 2019-2020 không phải là một viễn cảnh u ám, và quỹ đạo phát triển kinh tế của Ấn Độ sẽ khởi sắc trong tương lai.

Chú thích ảnh: Bộ trưởng Bộ Tài chính và Các vấn đề Doanh nghiệp Ấn Độ, bà Nirmala Sitharaman, đến Tòa nhà Quốc hội để trình bày Ngân sách chung 2020-21, tại New Delhi vào ngày 1/2/2020. Cùng đi có ông Anurag Singh Thakur, Phụ trách vấn đề Tài chính và Các vấn đề Doanh nghiệp cấp bang.

Tác giả: Bibek Debroy, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, thành viên của Niti Aayog, ông là Chủ tịch Ủy ban tái cấu trúc Đường sắt Ấn Độ. Ông là tác giả và dịch giả của một số cuốn sách trong lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, Ấn Độ học và Phạn ngữ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục