Ấn Độ khiến Trump khó xử khi mua S-400 từ Nga
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ họp với với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở New Delhi trong tuần này để ký những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.
Mối quan hệ lâu dài của Ấn Độ với Nga
Ấn Độ có quan hệ quốc phòng lâu dài với Nga. Nhưng vòng đàm phán mới nhất lại có thể tạo ra rắc rối từ Mỹ, nước vốn đang tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với Delhi, cố gắng cách ly Moscow với các biện pháp trừng phạt trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trợ lý Kremlin Yuri Ushakov cho biết, Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 4-5/10/2018 sẽ bao gồm các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo và với các bộ trưởng và doanh nhân, và nó sẽ kết thúc với việc ký kết 23 tài liệu song phương.
"Tâm điểm của chuyến thăm này sẽ là việc ký kết thỏa thuận cung cấp các hệ thống phòng không S-400", Ushakov nói. "Giá trị của hợp đồng sẽ vượt 5 tỷ USD".
Hợp đồng S-400 mà Ấn Độ đã đàm phán trong nhiều năm đã trở thành một điểm tranh chấp với Mỹ. Ấn Độ coi đó là một cách để tăng cường phòng thủ của mình, ghìm cương Trung Quốc, hai nước có một lịch sử tranh chấp biên giới lâu dài, và chiếm ưu thế trước Pakistan, một đối thủ truyền thống. Ấn Độ phải đương đầu với cả hai nước. S-400 có thể theo dõi nhiều mục tiêu và tên lửa lửa với dãy lên đến 250 dặm (hơn 402km) và được có khả năng phát hiện máy bay tàng hình.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết, vào cuối tháng 9/2018, "Việc mua vũ khí từ Nga đang ở giai đoạn mà nó có thể được hoàn thành”. Trong tuần này, người đứng đầu lực lượng không quân Ấn Độ cho biết, khi thỏa thuận được chấp thuận, hệ thống sẽ đến trong vòng 24 tháng.
Nhưng Mỹ không thích điều này
Hệ thống S-400 có thể theo dõi nhiều mục tiêu và tên lửa với dãy lên đến 250 dặm (hơn 402km). Hệ thống này được cho là có khả năng phát hiện máy bay tàng hình. Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi và Qatar và các quốc gia khác bao gồm đồng minh của Mỹ cũng muốn mua S-400.
Theo Đạo luật trừng phạt của Mỹ, Chính quyền Trump buộc phải trừng phạt các nước làm ăn với các lĩnh vực quốc phòng và tình báo của Nga. Mỹ đã trừng phạt Trung Quốc khi mua máy bay chiến đấu và S-400 của Nga.
Có một sự miễn trừ nhưng chỉ được cấp dưới những điều kiện nhất định. Ấn Độ đã cho biết rằng, họ sẽ yêu cầu miễn trừ, nhưng Mỹ đã nói rằng "không chắc về việc này".
"Có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để xem xét sự miễn trừ", một quan chức Mỹ nói với The Hindu tuần này. "Việc bãi bỏ là rất hãn hữu, vì nó nhằm ngăn các nước mua thiết bị của Nga".
Một số nhà phân tích nhận thấy Chính quyền Trump đang nghiêng về khả năng miễn cho Ấn Độ vì lợi ích an ninh quốc gia, và có thể chỉ dành riêng cho S-400 mà thôi.
S-400 không phải là thỏa thuận duy nhất được hoàn thành. Ấn Độ dự kiến sẽ công bố một thỏa thuận trị giá 2,2 tỷ USD cho bốn tàu khu trục Nga, hai trong số đó sẽ được giao và hai trong số đó sẽ được xây dựng trong một nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Hai bên cũng dự kiến ký một thỏa thuận cấp giấy phép sản xuất súng trường tấn công AK-103 của Nga ở Ấn Độ.
Hội nghị Thượng đỉnh Putin-Modi diễn ra một vài tuần sau khi các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Ấn Độ gặp các đối tác Mỹ trong một cuộc họp, tạo ra một thỏa thuận liên lạc làm tăng khả năng tương tác giữa các quân đội của họ.
Mỹ muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Ấn Độ trong một thời gian, khi bán cho Delhi lượng vũ khí trị giá 15 tỷ USD trong thập kỷ qua. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đã muốn thay thế các máy bay chiến đấu, do Nga chế tạo và đã cũ, của Ấn Độ. Mỹ gần đây cũng đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ để làm nổi bật vai trò của Ấn Độ trong khu vực.
Nguồn: https://baomoi.com/an-do-khien-trump-kho-xu-khi-mua-s-400-tu-nga/c/28018334.epi
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ, Trump và chủ nghĩa đa phương
Tin tức 09:00 15-11-2024
Ấn Độ và nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Tin tức 02:00 14-11-2024
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Tin tức 10:00 08-11-2024