Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ khởi động sứ mệnh đại dương có người lái đầu tiên

Ấn Độ khởi động sứ mệnh đại dương có người lái đầu tiên

CHENNAI: Trong ba đến năm năm, ba nhà nghiên cứu sẽ lặn xuống vùng nước sâu tối tăm của Ấn Độ Dương để tìm kiếm các khoáng chất quý giá, nghiên cứu sinh vật biển và điều tra ranh giới kiến tạo trong một chiếc tàu lặn. Sứ mệnh đại dương có người lái mang tên "Amudrayaan" của Ấn Độ đã được khởi động vào thứ Sáu (29/10).

05:50 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Là một phần của sứ mệnh, Viện Công nghệ Đại dương quốc gia (NIOT) có trụ sở tại thành phố Chennai đang phát triển một tàu lặn có người lái có tên là Matsya 6000, để chở ba người xuống độ sâu 6.000 mét. Samudrayaan là một phần của sứ mệnh đại dương trị giá 40,77 triệu rupee của Ấn Độ.

Trong bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm thành lập NIOT, bộ trưởng liên bang Jitendra Singh nói rằng: "Sự chậm trễ ở sứ mệnh Gaganyaan trên thực tế đồng bộ với sứ mệnh biển sâu. Vì vậy, khi một người Ấn Độ bay vào vũ trụ, cùng lúc đó, một người Ấn Độ khác sẽ tiến sâu vào đại dương. Hãy nhìn vào những tiến bộ to lớn đó. Việc ra mắt sứ mệnh đại dương có người lái Samudrayan đầu tiên tại Chennai đã đưa Ấn Độ tham gia câu lạc bộ hàng đầu các quốc gia  gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc có các phương tiện dưới nước như vậy. Một chương mới sẽ mở ra để khám phá các nguồn tài nguyên đại dương phục vụ nước uống, năng lượng sạch và nền kinh tế xanh".

Thiết bị này sẽ giúp tìm kiếm các nốt mangan đa kim, sunfua thủy nhiệt, vỏ coban, hydrat khí ở Ấn Độ Dương, bên cạnh việc điều tra ranh giới kiến tạo của Sumatra và đa dạng sinh học tổng hợp trong các miệng phun thủy nhiệt nhiệt độ cao và thấm khí mêtan ở nhiệt độ thấp.

Thiết bị hình cầu đi vào phương tiện dưới biển sâu này được làm bằng hợp kim titan cấp đặc biệt, có độ dày 80mm và đường kính 2,1m. Thiết bị sẽ có hệ thống động cơ chạy bằng pin với thời lượng 12 giờ và thêm 96 giờ trong trường hợp khẩn cấp. Giám đốc NIOT G A Ramadass cho biết, phương tiện lặn biển này có khả năng đạt độ sâu 6000m sẽ sẵn sàng cho các thử nghiệm chất lượng vào tháng 12 năm 2024. Các hệ thống phụ cho phương tiện đang được mua từ thị trường quốc tế cũng như được phát triển trong nước với sự hợp tác của nhiều tổ chức khác nhau.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/city/chennai/indias-first-manned-ocean-mission-launched/articleshow/87387545.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục